Những vấn đề cần biết khi sử dụng xe cẩu tự hành

4 năm trước Nguồn: Hanoma.vn

Tai nạn do vận hành cẩu tự hành xảy ra hàng ngày ở khắp nơi trên thế giới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do người vận hành thiếu những kiến thức an toàn về vận hành cẩu.

Cẩu trục tự hành là loại cẩu trục được đặt trên ô tô hay máy kéo bánh xích. Cẩu trục tự hành là loại cẩu trục có thiết bị phát lực là động cơ đốt trong,hệ thống di chuyển bằng bánh xích hoặc bánh lốp. Cẩu tự hành có tính cơ động rất cao, có khả năng di chuyển trong phạm vi khá rộng lớn.

Cẩu trục tự hành thường có tay cần nghiêng so với phương ngang khi hoạt động cẩu lắp. Góc nghiêng tay cần tối đa là 75 độ. Cẩu trục tự hành dùng trọng lượng của ôtô hay của máy kéo bánh xích làm đối trọng.

Phân loại

+ Dựa vào hệ thống di chuyển có các loại : cẩu trục bánh xích , cẩu trục bánh lốp , cẩu bán tải
+ Dựa vào hệ dẫn động có các loại : cẩu trục thủy lực , cẩu trục dẫn động cơ khí , cẩu trục dẫn động điện.

1. Các mối nguy khi vận hành cẩu:


Xe cẩu va chạm vào các thiết bị điện xung quanh hoặc bị phóng điện cao thế do vi phạm khoảng cách an toàn hành lang điện

Kết quả hình ảnh cho xe cẩu tự hành

–   Người lao động bị nghiền, kẹp do tiếp xúc với các phần chuyển động của thiết bị: bánh xích, phần xoay cabin…

–   Tải bị rơi do buộc tải không phù hợp

–   Đứt cáp/ na mí bị gãy/ cơ cấu thắng bị hư…

–   Xe cẩu bị lật

–   Vận hành cẩu trong điều kiện thời tiết không phù hợp như gió lớn/ sấm chớp

–   Buộc tải không cân bằng khiến tải va chạm với máy móc thiết bị/ con người thậm chí có thể tạo mô men xoắn hoặc lực biên làm gãy cần…

2. Các yêu cầu về an toàn

2.1 Yêu cầu đối với người tham gia vận hành cẩu

Người lái xe cần cẩu phải hội đủ các điều kiện sau:

– Trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định.

– Qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.

– Đã được đào tạo nghề nghiệp và được cấp bằng lái xe cần cẩu tương ứng. Được huấn luyện BHLĐ và có thẻ an toàn kèm theo.

– Nắm vững và thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông.

– Sử dụng đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.

Người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin cho nhau bằng tín hiệu qui ước.

Công nhân móc tải phải thông hiểu TCVN 4244-2005, có kinh nghiệm trong treo móc, lắp đặt phải biết tính toán, triển khai thực hiện công việc. Công nhân phải biết đọc và sử dụng biểu đồ tải của cần cẩu, cẩu tải, xe nâng, có khả năng phân tích đánh giá các mối nguy hiểm trong quá trình làm việc.

Công nhân móc tải phải được đào tạo kĩ thuật móc tải và phải có thẻ an toàn.

Kết quả hình ảnh cho xe cẩu tự hành

2.2 Yêu cầu về kiểm định

Cần cẩu thuộc danh mục các thiết bị…. có yêu cầu về an toàn theo qui định của Nhà nước phải được đăng kí và xin cấp giấy phép sử dụng theo các thủ tục hiện hành.

Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được đăng kí và có giấy phép sử dụng đang còn thời hạn. Không được phép sử dụng thiết bị nâng, các bộ phận mang tải chưa qua khám nghiệm và chưa được cấp giấy phép sử dụng.

Việc kiểm định kỹ thuật thiết bị nâng phải được thực hiện trong những trường hợp sau:

– Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;

– Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;

– Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;

– Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị nâng;

– Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nâng nêu trên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm định theo quy định của pháp luật.

Việc kiểm định tuân theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng QTKĐ 001 : 2008/BLĐTBXH (Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) bao gồm:

– Kiểm tra bên ngoài

– Thử không tải

– Thử tải tĩnh

– Thử tải động

2.3 Trước khi tiến hành công việc

Kiểm tra tình trạng của thiết bị:

Kiểm tra cẩn thận các thiết bị an toàn (thanh chắn, bao che, đèn chiếu sang, thiết bị cảnh báo quá tải) đảm bảo tình trạng hoạt động bình thường.

Đảm bảo rằng không có dầu hay nhiên liệu bị rò rỉ. Các seal vẫn kín tốt.

Nếu đai ốc hay bulông đã bị lỏng phải siết chặt lại và thay thế các bộ phận bị mất/thiếu.

Khi thay thế phải sử dụng các chi tiết dự phòng do nhà sản xuất cung cấp.

Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu động cơ, nước làm mát, dầu thuỷ lực và tất cả các vật tư tiêu hao, bôi trơn. Chỉ những vật tư tiêu hao và bôi trơn đúng tiêu chuẩn mới được sử dụng.

Đảm bảo rằng các Seal, nắp đậy, ống lót trên tất cả thiết bị phải được lắp đặt chính xác.

Kiểm tra điều kiện, áp suất khí của các bánh xe và vành xe.

Khi khởi động xe cẩu, các cần điều khiển phải được đưa về vị trí trung gian.

Tất cả các bàn đạp phải sạch và khô ráo. Hãy giữ buồng lái sạch và khô để chân không bị trượt trên bàn đạp. Điều chỉnh chỗ ngồi và kính chiếu hậu hợp lý.

Quan sát tất cả các cảnh báo và các đèn hiển thị ngay khi khởi động động cơ.

Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ở tình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải trọng nâng. Dây xích không có các mắt xích bị xoắn hay bị giãn do quá tải. Cáp không bị xoắn, bị thắt nút hay bị đứt, sét rỉ làm mất khả năng chịu tải bình thường. Các móc phải chịu lực bằng nhau (nếu là móc kép), không có vết nứt, không bị biến dạng, khóa hãm móc hoàn hảo.

Kiểm tra không có tải treo trên móc, các chức năng: nâng, hạ, ra cần, quay mâm, tang, tốc độ động cơ và các phanh hãm luôn trong điều kiện làm việc tốt.

Khu vực thực hiện công tác nâng hạ phải được lựa chọn phù hợp. Đảm bảo cẩu có thể làm việc ổn định và không va chạm với thiết bị máy móc …

Phải đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất từ thiết bị nâng hoặc tải đến đường dây điện như sau:

• 1,5m đối với đường dây có điện áp đến 1KV

• 2,0m đối với đường dây có điện áp đến 1-22KV

• 4,0m đối với đường dây có điện áp đến 35-110KV

• 6,0m đối với đường dây có điện áp đến 220KV

• 9,0m đối với đường dây có điện áp đến 500KV

Phải đảm bảo khoảng cách từ phần quay của cần trục đến chướng ngại vật ít nhất là 1m.

Đậu đỗ xe cẩu càng gần vật nâng càng tốt để có thể nâng và giữ khoảng cách an toàn.

Sử dụng hàng rào cảnh báo hoặc băng phản quan để đánh dấu vùng nguy hiểm của xe cẩu

Kết quả hình ảnh cho xe cẩu tự hành

Xe cẩu chỉ được di chuyển khi nó đã thu chân chống

Quan sát công suất nâng và bảng áp suất chân chống của xe cẩu. Áp suất bề mặt của các đệm chân chống không bao giờ lớn hơn công suất chịu tải của mặt đất, xe cẩu có thể bị lật nhào.

Độ dài dầm chân bung ra phải phù hợp với hướng dẫn trong bảng công suất nâng. Độ dài của tất cả các dầm chân phải luôn bằng nhau, trừ khi những hướng dẫn đặt biệt trong sổ tay vận hành.

Xe cần cẩu phải đậu trên nền bằng phẳng vững chắc, không bị lún hoặc đã kê chống lún bằng tà vẹt và được hãm bằng thắng tay, nếu cần phải chèn bánh.

Nếu xe cần trục có chân chống phải hạ chân chống xuống nền vững chắc, dưới chân chống có đặt các tấm lót đúng qui cách.

Nếu xe cần cẩu hoạt động trên nền đất mới, phải đầm nén kỹ nền đó và phải đậu cách mép của các hố móng, đường hào một khoảng cách bảo đảm an toàn để tránh hiện tượng sụt lở đất ở mép hố

Giám sát sự di chuyển của dầm chân tránh sự nén ép hay cọ xát khi di chuyển.

Điều chỉnh các cylinder chân để bù cho những bề mặt đất không đồng đều. Chú ý điều chỉnh đồng đều các cylinder.

Nếu vật liệu lót lún trên mặt đất thì cylinder chống phải có đủ hành trình để có thể cân bằng được xe cẩu.

Chú ý, khi sử dụng dầm chân bánh xe cẩu phải được nâng lên khỏi mặt đất.

Quan sát đồng hồ mức trên xe để kiểm tra độ cân bằng của xe cẩu

Không được nghiêng xe cẩu để tăng bán kính làm việc. Xe cẩu phải luôn luôn được cân bằng ngang.

2.4 Tiến hành công việc

Không được dùng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cẩu cùng một kiện hàng. Đối với các kiện hàng có mép sắc phải dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không cho phép buộc các kiện hàng khi dây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng cáp không đều nhau.

Góc căng cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải chắc chắn . Đối với các vật cồng kềnh phải buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển.

Nâng tải trọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế thẳng đứng, thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2 mét rồi dừng lại để klểm tra độ ổn định của tải trọng. Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn…. thì mới được nâng lên đến độ cao cần thiết.

Nếu muốn di chuyển theo chiều ngang thì phải nâng tải trọng lên cao quá vật cản cao nhất gặp phải trên đường di chuyển một khoảng cách tối thiểu là 0,5 mét.

Luôn theo dõi, tập trung cao độ vào công việc.

Đánh giá tải trọng trước khi nâng, sử dụng biểu đồ tải để lựa chọn góc nâng và khoảng bung cần phù hợp

Kết quả hình ảnh cho xe cẩu tự hành

Không được nâng quá tải: không nâng tải bằng thao tác ra cần; kéo lê tải với tang quấn là tuyệt đối nghiêm cấm.

Không được phép vận hành cẩu khi hệ thống an toàn (công tắc giới hạn nâng, công tắc giới hạn hạ) đang ở chế độ OFF.

Khi hạ tải trọng, chỉ được tháo mở dây buộc khi nó nằm yên trên mặt đất hay trên mặt sàn qui định.

Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ

Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, không cho phép:

– Người lên, xuống thiết bị nâng khi thiết bị nâng đang hoạt động.

– Người ở trong bán kính quay phần quay của cần trục.

– Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng mang tải bằng nam châm, chân không hoặc gầu ngoạm.

– Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải.

– Nâng tải trong tình trạng chưa ổ định hoặc chỉ móc một bên của móc kép.

– Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác.

– Dùng thiết bị nâng để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật đè lên.

– Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sàn nhận tải.

– Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn.

– Nâng tải lớn hơn trọng tải tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của phần trục.

– Cẩu với, kéo lê tải.

– Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.

Khi di chuyển không tải xe cần cẩu phải hạ cần xuống, cố định móc cẩu lại và quan sát các công trình xung quanh để đề phòng va chạm.

Luôn giám sát tốc độ gió ở mức cho phép. Thông thường khi gió từ cấp 5 ( 8 – 10,7 m/s) trở lên phải đưa cẩu vào nơi an toàn, hạ cần trùng với hướng gió và hãm phanh, chèn bánh. ( Chú ý cần tham khảo quy định của nhà sản xuất về tốc độ gió tối đa cho phép làm việc)

Khi người sử dụng thiết bị nâng không nhìn thấy tải trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển tải, phải bố trí người đánh tín hiệu.

Trước khi hạ tải xuống hào, hố, giếng… phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 vòng, thì mới được phép nâng, hạ tải.

Kết quả hình ảnh cho xe cẩu tự hành

Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi:

– Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;

– Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;

– Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác;

Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng đựơc đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ, chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.

Làm việc với cẩu gắn cần phụ:

Khi nâng cẩu với cần phụ thì nó có gia tốc lớn hơn và dễ rung. Thao tác phải êm nhẹ và chuẩn xác.

Không ra vào cần khi đang treo vật nâng.

Kiểm tra kỹ chân chống và đối trọng.

Năng suất nâng giảm theo biểu đồ tải.

Không sử dụng cùng lúc 02 móc nâng cho cần chính và cần phụ.

Làm việc với cùng lúc 02 cẩu:

Chỉ được dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có giải pháp an toàn được tính toán và duyệt. Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn trọng tải. Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải. Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy suốt quá trình nâng chuyển.