Các yêu cầu an toàn trong vận tải trên mỏ đá được ghi rõ trong QCVN 05:2012/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá.
Điều 16. Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá bằng đường sắt
Cấu tạo đường sắt trong mỏ (độ đốc bán kính đường vòng nền đường, biển báo hiệu, tín hiệu) phải theo thiết kế đã được duyệt và phải phù hợp với quy phạm về đường sắt Việt Nam hiện hành. Những đoạn đường dốc dài trên 1km và độ dốc trên năm phần nghìn (5‰), phải có đường phản dốc lánh nạn và đặt trạm gác ghi thường trực 24/24 giờ. Cuối đường lánh nạn phải có chắn an toàn.
Dọc tuyến đường sắt phải đặt các biển báo hiệu. Tại những vị trí giao nhau đường sắt với đường bộ phải đặt các biển báo nguy hiểm, đèn hiệu và có ngáng chắn (barrie). Cấm người gác bỏ vị trí làm việc.
Tốc độ chuyển động của các đoàn tàu chạy trong mỏ do đơn vị quy định căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của các đoàn tàu được sử dụng, kết cấu của đường và điều kiện của từng nơi.
Hàng quý, hàng năm phải lập kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng đường sắt. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng đường sắt. Không được tự ý tháo gỡ ray, tà vẹt và các linh kiện khác của tuyến đường sắt.
Kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật của đầu máy theo quy định và ghi vào sổ theo dõi về:
5.1. Tình trạng của các cụm máy và các chi tiết máy quan trọng;
5.2. Tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh, còi, đèn.
Nếu phát hiện bất kỳ hư hỏng nào phải lập kế hoạch sửa chữa khắc phục ngay. Không được sử dụng đầu máy mà tình trạng kỹ thuật không đảm bảo an toàn theo quy định.
Cấm: 6.1. Đỗ đoàn tàu chắn ngang lối đi lại, trường hợp đặc biệt cần đỗ thì phải ngắt đoàn tàu ra làm hai, tạo khoảng trống tại lối đi lại rộng ít nhất bằng hai toa tàu và phải chèn chắc chắn ở hai phía;
6.2. Trèo hoặc chui qua các toa, đầu máy, chỗ nối giữa các toa hoặc giữa toa với đầu máy khi đoàn tàu đang dừng;
6.3. Chở người trong các toa chở hàng;
6.4. Chở quá mức tải trọng quy định của các toa xe hoặc xếp lệch tải về một phía thành toa;
6.5. Dùng các toa xe không có đầu đấm hay đầu đấm bị hỏng.
Khi đoàn tàu dồn toa hoặc lập đoàn tàu, phải có người báo hiệu ngồi ở toa đầu hoặc đứng điều khiển tại vị trí an toàn và người lái tàu dễ nhận biết. Người lái tàu phải luôn kéo còi hiệu và tuân theo tín hiệu điều khiển của người báo hiệu.
Tín hiệu trao đổi giữa người báo hiệu và người lái tàu phải theo đúng quy định hiện hành của ngành đường sắt.
Trường hợp dồn toa bằng sức người, phải đứng ở phía sau để đẩy, mỗi một lần chỉ được dồn một toa.
Khi đoàn tàu dừng, các toa xe phải phanh, chèn chắc chắn. Các toa đã tháo móc cũng phải được chèn chắc chắn.
Khi tàu chưa dừng hẳn, cấm:
9.1. Móc hoặc tháo các toa xe;
9.2. Nhảy lên hoặc xuống các toa và đầu máy.
Điều 17. Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá bằng ôtô
Tuyến đường ôtô cố định và bán cố định đều phải có thiết kế phù hợp với kế hoạch khai thác dài hạn và ngắn hạn của mỏ. Bình đồ và trắc đồ của các đường ôtô phải theo đúng tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật về giao thông vận tải hiện hành. Phải trang bị các biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định.
Phải thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa đường ôtô để đảm bảo an toàn vận chuyển. Mùa mưa phải có kế hoạch chống lầy, chống trượt trên các đoạn đường dốc và nền yếu.
Tốc độ xe chạy trên những đoạn đường trong phạm vi mỏ do đơn vị quy định không trái với quy định chung về vận tải đường bộ hiện hành. Xe của các cơ sở khác muốn vào phạm vi mỏ phải xin phép và lái xe được hướng dẫn những điều cần thiết.
Cấm:
4.1. Chở người trên thùng xe tự đổ hoặc trên thùng xe đang có tải;
4.2. Người ngồi trên mui xe hoặc đứng bám phía ngoài thành xe, đứng ở bậc lên xuống trong lúc xe chạy;
4.3. Chở người với các loại vật liệu nổ và chất dễ cháy trên cùng một xe;
4.4. Lái xe ra sát mép tầng (kể cả tại bải thãi) nếu không có người báo hiệu;
4.5. Người vận hành giao xe cho người không có trách nhiệm.
Trong lúc chờ đến lượt nhận tải, xe phải đứng ở ngoài phạm vi hoạt động của gầu máy xúc đợi tín hiệu của người lái máy xúc cho phép xe vào nhận tải. Sau khi đã chất đủ tải và người lái máy xúc phát tín hiệu cho phép, xe mới được rời vị trí. Việc đổ đất đá xuống bãi thải phải theo sự hướng dẫn của người báo hiệu.
Khi bàn giao xe cho ca sau phải giao máy sống (máy vẫn hoạt động và sử dụng bình thường). Nội dung giao ca phải cụ thể, xe đảm bảo an toàn mới đưa vào hoạt động.
Điều 18. Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá bằng băng tải
Hệ thống băng tải phải có tín hiệu (chuông, đèn), các máy rót vật liệu vào băng phải có hệ thống ngắt tự động khi băng tải gặp sự cố. Phải có bộ phận dừng băng khẩn cấp đặt dọc theo tuyến băng.
Băng tải không được đặt dốc quá tiêu chuẩn và vận chuyển đá quá kích cỡ của nhà chế tạo quy định.
Băng tải đặt dốc trên 80 phải có bộ phận tự hãm bảo đảm hoạt động tốt.
Các bộ phận truyền động của băng tải phải có hộp hoặc lưới che. Người vận hành chỉ được phép cho băng tải làm việc khi đã lắp đầy đủ các hộp hoặc lưới che.
Khi băng tải đặt cao hơn mặt đất 1,5m phải có che chắn ở những chỗ có người đi lại hoặc làm việc bên dưới. Trường hợp tuyến băng tải dài phải có cầu vượt và lan can chắc chắn để người qua lại hoặc kiểm tra, sửa chữa.
Những băng tải có người làm việc và đi lại dọc hai phía của băng, phải có lối đi rộng ít nhất 0,75m và có chỗ đứng làm việc an toàn. Băng đặt trên cao phải có lan can phía lối đi.
Khi làm việc ban đêm, phải có đèn chiếu sáng dọc suốt đường băng, tại bảng điều khiển và vị trí rót vật liệu.
Phải có nội quy an toàn và quy trình vận hành treo tại bảng điều khiển.
Đối với băng tải di động, phải có biện pháp chống lật khi di chuyển.
Cấm:
10.1 Sửa chữa hoặc cân chỉnh dây băng khi băng tải đang hoạt động;
10.2. Sử dụng băng tải để vận chuyển dụng cụ, thiết bị;
10.3. Cho người đi lại, bước qua hoặc đứng ngồi trên mặt băng, kể cả khi băng tải không làm việc;
10.4. Cho băng tải hoạt động khi hệ thống tín hiệu bị hỏng.
Điều 19. Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá bằng xe goòng
Hai bên đường goòng phải để mỗi bên một lối đi rộng ít nhất 0,75m. Không được để vật liệu cản trở lối đi này;
Độ dốc của đường goòng không quá tám phần nghìn (8‰);
Đường ray ngoài phải cách mép tầng ít nhất là 1m;
Trước khi bốc đá lên goòng phải chèn goòng chắc chắn. Khi xếp phải xếp cân bằng, đá to xếp dưới, không xếp cao quá thành xe goòng;
Goòng có tải trọng 1 tấn trở lên phải có ít nhất hai người đẩy;
Người đẩy goòng phải luôn bám sát và làm chủ tốc độ của goòng. Trường hợp goòng không có phanh phải có cây chèn chắc chắn dài ít nhất 1m để sử dụng khi cần thiết. Luôn duy trì khoảng cách giữa hai xe đang chạy tối thiểu là 10m;
Khi goòng trật bánh, người đẩy goòng phải báo ngay cho người đẩy goòng tiếp sau biết, đồng thời nhanh chóng rời khỏi lòng đường;
Cấm:
8.1. Đứng về phía đang chuyển động của goòng để kéo goòng hay hãm goòng;
8.2. Để goòng trôi tự do;
8.3. Đứng, ngồi trên đầu đấm hay trên xe goòng khi goòng đang hoạt động.
Điều 20. Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá khối bằng máy ủi, gạt
Tuyến đường cho máy ủi, máy gạt hoạt động đều phải có thiết kế phù hợp với kế hoạch khai thác của mỏ và kích thước của khối đá
Phải lập bình đồ và trắc đồ của các đường vận tải theo đúng tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật về giao thông vận tải hiện hành.
Phải trang bị các biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định.
Phải thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa đường để đảm bảo an toàn vận chuyển. Mùa mưa phải có kế hoạch chống lầy, chống trượt trên các đoạn đường dốc và nền yếu.
Tốc độ xe chạy trên những đoạn đường trong phạm vi mỏ do đơn vị quy định không trái với quy định chung về vận tải đường bộ hiện hành.
Khi neo, buộc khối đá vào xe ủi, xe gạt phải được kiểm tra chắc chắn mới cho xe rời vị trí. Trên đường vận chuyển, nếu phát hiện thấy những biểu hiện có nguy cơ tuột đá thì phải cho dừng phương tiện để kiểm tra và chằng buộc lại.
Cấm:
7.1. Chờ người trên xe;
7.2. Lái xe ra sát mép tầng trong khoảng cách từ xích máy ủi (từ phía đầu lưỡi gạt) tới mép tầng hoặc mép hố nhỏ hơn 1,5m;
Điều 21. Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá thủ công
Vận chuyển bằng xe cải tiến: 1.1. Khi bốc đá lên xe phải đỗ xe ở nơi bằng phẳng, người bốc dá không đứng sát hai thành xe;
1.2. Đá phải xếp gọn gàng, không xếp cao quá thành xe;
1.3. Xe có tải phải đi cách nhau ít nhất 5m. Khi xuống dốc phải quay đầu xe và người kéo xe không được ở phía trước xe;
1.4. Khi xe lên dốc phải chú ý đề phòng đá lăn;
1.5. Đường xe phải đủ rộng để hai xe tránh nhau (nếu đi hai chiều).
Vận chuyển bằng cách gánh, bốc tay 2.1. Đường cho người gánh đá phải bằng phẳng, nếu độ dốc trên 300 phải làm bậc. Nếu đường trơn phải có biện pháp chống trượt.
2.2. Trước khi gánh phải kiểm tra lại đòn gánh, quang, sọt đảm bảo chắc chắn mới sử dụng.
2.3. Khi gánh đá qua hào, rãnh, khe phải có cầu rộng ít nhất 0,6m, có tay vịn chắc chắn và có biện pháp chống trượt khi trời mưa.
2.4. Khi bê đá phải đề phòng những hòn đá nứt rạn. Bốc đá ở đống phải bốc từ trên xuống dưới, không được moi ở chân đống đá.