Sách Nói: CHA GIÀU, CHA NGHÈO. Tập 4

3 năm trước Nguồn: Hanoma.vn

 

1. PHẢI CHĂNG MỌI ĐỨA TRẺ SINH RA ĐỀU THÔNG MINH? Bất kỳ một đứa trẻ nào được sinh ra đều chứa đựng tiềm năng về 1 lĩnh vực cụ thể. Vấn đề là chúng không biết chính xác tài năng đó là gì và sử dụng như thế nào. Sự giáo dục của trường học đã ép buộc mọi cá nhân phải đi theo cùng 1 con đường và hạn chế năng khiếu cũng như cảm xúc của chúng. Tuy nhiên, điều mà các bậc phụ huynh có thể làm là ở bên con nhiều hơn, tìm hiểu và khuyến khích năng khiếu của con mình. 2. KHI NÀO NÊN DẠY CON VỀ TIỀN BẠC? Có những người cho rằng không nên dạy con biết về đồng tiền quá sớm. Họ nghĩ tiền bạc là tội lỗi và làm hoen ố tâm hồn đứa trẻ. Hơn nữa, thực sự không có nhiều bậc cha mẹ có đủ hiểu biết về tài chính và kỹ năng giáo dục để rèn luyện cho con mình tính độc lập. Hãy dạy con bạn ngay khi chúng quan tâm đến tiền bạc. Đó chính là lời khuyên của Robert. ĐIều đó sẽ tạo tiền đề về tư tưởng độc lập tài chính của 1 đứa trẻ. Mặt khác, khi cố gắng dạy con mình về tiền bạc, bản thân bạn, tự nguyện hoặc bị ép buộc, cũng sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích. 3. HÃY CHÚ Ý ĐẾN NGÔN NGỮ! Ngôn ngữ phản ánh suy nghĩ và tâm hồn bạn. Để dạy cho con bạn hiểu và có ý thức tích cực về tiền bạc, bạn cần rèn luyện cho chúng và cả bản thân mình không có những phát ngôn nghèo nàn như: “Tôi không thể trả nổi” hoặc “Người giàu thường tham lam”. Hãy nhớ lại xem, chính những tư tưởng đó bạn đã được nhồi nhét từ hồi còn bé và đem lại hậu quả tệ hại như thế nào cho hôm nay. 4. VÌ SAO BÀI TẬP Ở NHÀ QUAN TRỌNG? Hãy nhớ rằng công ty bạn đang làm không có nghĩa vụ giúp bạn giàu có. Vì vậy, bạn cần tạo dựng sự nghiệp riêng cho mình. Bạn làm được điều đó không phải ở công sở mà chính những lúc bạn ở nhà. Đó là lý do vì sao người Cha giàu xem đó là “bài tập ở nhà”. Hãy dạy cho con bạn biết cách học tập những kỹ năng tài chính thông qua các trò chơi và sự kiện thực tế. Khi chúng biết rằng công việc mình sẽ làm ở công ty không thể giúp mình giàu có, chúng sẽ chăm chỉ và nghiêm túc hơn trong việc làm “Bài tập về nhà” 5. TRƯỜNG HỌC DẠY CON BẠN NHƯ THẾ NÀO? Khi con bạn đang đi học, điểm số rất quan trọng. Sự giáo dục là yếu tố nền tảng cho những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, trường học ít khi đề cập đến các vấn đề về tài chính. Đó là 1 thiếu sót nguy hiểm. Khi các đứa trẻ tốt nghiệp và bước vào trường đời, sổ học bạ không còn quan trọng như bản Báo cáo tài chính nữa. Việc chúng ta đạt điểm cao hay thấp không còn quyết định sự thành công về mặt tiền bạc. Vậy tại sao chúng ta không dạycho những đứa trẻ cách lập Báo cáo tài chính ngay từ bây giờ? Ngoài việc định hướng cho con những kiến thức tài chính cần thiết, bạn cần tìm phương pháp đúng đắn để truyền đạt hiệu quả. Bọn trẻ thường sẽ học được nhiều hơn và nhanh hơn qua các trò chơi. Vì vậy hãy làm cho các bài học trở nên sinh động để chúng có tác dụng tích cực và lâu dài. 6. LIỆU TIỀN BẠC CÓ KHẢ NĂNG GIÁO DỤC CON NGƯỜI? Tiền bạc là 1 con dao 2 lưỡi. Nó có thể đưa bạn lên cấp 1 ông chủ quyền lực nhưng cũng có thể dìm bạn xuống thành 1 nô lệ. Hãy sử dụng đồng tiền thật khôn khéo để dạy cho con bạn những khía cạnh tích cực của cuộc sống tài chính. Đừng nên đơn giản giao tiền cho chúng và tạo thói quen làm việc vì tiền. 7. TÌM RA TÀI NĂNG CỦA CON BẠN NHƯ THẾ NÀO? Mỗi đứa trẻ có 1 tài năng và sở thích khác nhau, vì vậy thật không công bằng khi chúng ta đều đưa chúng vào 1 môi trường giáo dục như nhau. Điều này sẽ làm thui chột cảm hứng của đứa tre, từ đó làm chúng mất tự tin và thất bại trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ, những người gần gũi và hiểu con mình nhất, cần tìm ra cách học ưa thích của trẻ và lý do tại sao chúng thích học như vậy. Khi đã khai mở được tài năng của con mình, cha mẹ có thể định hướng cho chúng về việc sử dụng tài năng như thế nào để phục vụ được càng nhiều người càng tốt. Hãy cho con cái mình có nhiều lựa chọn. Ngay từ khi con mình còn bé, bạn nên đưa ra cho chúng những chọn lựa về hành động và hệ quả kèm theo. Hãy để cho chúng lựa chọn điều mình sẽ làm và quyết định tương lai tài chính bản thân. Việc ngăn cản hay cấm đoán chỉ khiến cho chúng mãi non nớt và thiếu kỹ năng xử lý vấn đề. Tính hiếu kỳ là 1 món quà tự nhiên ban tặng mỗi chúng ta. Hãy khuyến khích những đứa trẻ mắc sai lầm nhiều hơn, vì đó chính là phương pháp chúng học hỏi và trưởng thành. Công việc quan trọng nhất của các bậc cha mẹ là hãy luôn ủng hộ và dang rộng vòng tay đón con trở về.