Sách Nói: CHA GIÀU, CHA NGHÈO. Tập 2

3 năm trước Nguồn: Hanoma.vn

Tóm tắt sách CHA GIÀU CHA NGHÈO TẬP 2 FULL (DẠY CON LÀM GIÀU TẬP 2): Để được thoải mái về tiền bạc 1. KIM TỨ ĐỒ LÀ GÌ? Trong mô hình này chúng ta sẽ thấy có 4 nhóm người như sau: *Nhóm L (nhóm người Làm công): Gồm những người làm thuê . *Nhóm T (người làm Tư): Những người này tự hoạt động kinh doanh nhờ chuyên môn của họ. *Nhóm C (Chủ doanh nghiệp): Những người này thành lập công ty, tuyển nhân sự và cả người quản lý cho công ty của họ. *Nhóm Đ (nhà Đầu tư): Gồm những người có khả năng bắt tiền tự sinh sôi nảy nở. 2. CÓ TIỀN CHƯA HẲN LÀ GIÀU CÓ Một quan niệm xưa cũ của những người nghèo là họ cho rằng mình có (hoặc kiếm) được nhiều tiền bằng nghề nghiệp là sẽ trở nên giàu có. Vì vậy, với họ việc kinh doanh và đầu tư là rất mạo hiểm và đặt ra những câu hỏi đầy hoang mang như: "Nếu thị trường thay đổi thì sao?" hay "Nếu tôi mất tiền, tôi sẽ phải làm gì?". 3. BA KIỂU HỆ THỐNG KINH DOANH Người Cha giàu đã đặt nền móng cho những ai mong muốn tìm hiểu các kiến thức của những người nhóm C bằng cách đưa ra 3 kiểu hệ thống kinh doanh như sau: Mô hình công ty truyền thống: Bạn phải tự mình tạo dựng 1 doanh nghiệp Mua 1 đặc quyền kinh doanh: Bạn mua lại 1 doanh nghiệp đã có sẵn Tiếp thị hệ thống: Bạn tham gia và hòa nhập vào 1 hệ thống đã có sắn. Mỗi loại hình có lợi thế và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, với 1 người có ít vốn và thời gian, Robert khuyên khích họ tham gia vào loại hình Kinh doanh theo mạng vì nó ít rủi ro nhưng đầy tiềm năng. 5. BẢY CẤP BẬC ĐẦU TƯ Đối với những người đang muốn xé rào để đi vào nhóm Đ, Robert Kiyosaki đưa ra 7 cấp bậc đầu tư: Bậc 0- Những người không có gì để đầu tư: Những người này tiêu xài quá mức thu nhập của họ và không tích lũy được gì giành cho việc đầu tư. Bậc 1- Người đi vay: Những người này đi vay mượn để đầu tư và tiêu xài. Họ luôn ngập trong nợ nần mặc dù có thể có 1 vài tài sản. Bỏ nhiều thời gian và dễ bị thu hút bởi những quảng cáo mua sắm là đặc điểm của họ. Bậc 2- Người tiết kiệm: Đây là những người chủ trương tích cóp từng đồng với mục đích tiêu dùng hơn là đầu tư. Họ xem việc kinh doanh là rủi ro và luôn cố gắng dùng tiền mặt thay vì các thẻ tín dụng hay các món nợ. Bậc 3- Nhà đầu tư "ma lanh": Đây là những người có ý thức đầu tư nhưng không được học hỏi cẩn thận về tri thức tài chính. Họ bao gồm 3 dạng: - Nhóm 3A: Họ đơn giản là giao tiền cho các chuyên gia tư vấn đầu tư hộ. - Nhóm 3B: Họ đọc nhiều, biết nhiều nhưng không dám làm gì vì quá cẩn thận. Họ có thể đầy uyên bác nhưng chỉ lao theo thị trường khi lòng tham chiến thắng nỗi sợ hãi. - Bậc 3C: Những người này có máu cờ bạc cao và đầu tư tràn lan theo hình thức may rủi. Họ chỉ mong muốn tìm kiếm 1 mánh khóe để làm giàu nhanh mà không tốn công sức gì cả. Bậc 4- Nhà đầu tư dài hơi: Những người này chủ động trong quyết định đầu tư. Họ lập kế hoạch cho việc đầu tư 1 cách nghiêm túc. Đây là 1 mốc quan trọng cho những ai mong muốn có sự tự do tài chính trong tương lai. Bậc 5- Nhà đầu tư chuyên nghiệp: Họ có tri thức tài chính vững vàng và biết cách thực hiện các mối đâu tư có lời. Bậc 6- Nhà đầu tư thực sự: Họ là những người không chỉ biết cách giàu lên mà còn tạo cơ hội cho những người khác cùng phát triển. 5. NHỮNG BƯỚC ĐI BAN ĐẦU Robert khuyến khích mọi người xé rào từ bên trái sang bên phải Kim tứ đồ. Các bước đi mà ông đề xuất bao gồm: *Lo việc của mình: Bạn đã bỏ quá nhiều thời gian và công sức để làm giàu cho người khác. Đã đến lúc suy ngẫm và tìm ra cho mình 1 hướng đi đạt đến sự tự do. *Kiểm soát lưu lượng tiền mặt: Bạn cần học hỏi về các tri thức tài chính và kĩ năng quản lý vốn của mình. Báo cáo tài chính là 1 lĩnh vực quan trọng mà bạn cần nắm bắt và thiết lập cho chính mình. *Phát hiện và quản lý rủi ro: Hãy tìm hiểu về rủi ro và cách quản lý chứ không phải là né tránh nó. Việc này sẽ giúp bạn nâng cao kinh nghiệm và hiểu biết của mình trong thế giới nhóm C và Đ. *Xác định kiểu người đầu tư muốn đạt tới: Hãy xem xét bạn mong muốn trở thành ai trong số các nhà đầu tư sau: - Loại A; Những người này thích tìm kiếm và giải quyết các khó khăn đầu tư. Họ có hiểu biết tài chính sâu rộng và có vốn lớn. Họ chủ động tìm hiểu và trải nghiệm các kĩ năng trong thế giới kinh doanh và đầu tư. - Loại B: Đây là những người có rất ít thời gian để tìm hiểu 2 nhóm bên phải Kim tứ đồ. Họ chỉ muốn giao tiền bạc cho các chuyên gia tư vấn. Câu hỏi ưa thích của họ là "Cái gì?" chứ không phải "Tại sao?" hoặc "Như thế nào?" - Loại C; Những người này không biết và không muốn tìm hiểu về thế giới đầu tư.