Xây dựng Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn theo hướng toàn diện, phù hợp với thực tiễn tại từng địa phương

4 tháng trước Nguồn: Báo Xây Dựng

(Xây dựng) – Ngày 15/5, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi phía Bắc; Đóng góp ý kiến Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.

Phát triển hệ thống nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Quy hoạch ngành quan trọng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cho biết, Hội nghị lần này được tổ chức nhằm triển khai nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao. Bộ Xây dựng đang triển khai quy hoạch ngành, trong đó có Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia. Để triển khai Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhin đến năm 2050, Bộ Xây dựng đã triển khai một số công tác liên quan.

Sau khi được Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch, Bộ Xây dựng đã triển khai với đơn vị tư vấn các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật. Mới đây, Bộ Xây dựng đã gửi văn bản xin ý kiến dự thảo lần 1 về Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia. Trên cơ sở đóng góp ý kiến của Bộ ngành, địa phương, Bộ cũng đã tiếp tục rà soát, thực hiện lấy thêm ý kiến lần 2 của địa phương trên khắp 3 miền của cả nước.

Bộ Xây dựng xác định đây là một trong những quy hoạch ngành lần đầu tiên được triển khai; cần có sự phối hợp với các quy hoạch khác, tiêu biểu như quy hoạch tỉnh. Vì vậy, để triển khai có hiệu quả, Bộ mong muốn các địa phương đưa ra ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện và thống nhất về quy hoạch.

Về nội dung Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia Phạm Thị Nhâm cho biết: Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện với các mục tiêu quan trọng.

Trong đó, Quy hoạch được thực hiện nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh, hiệu quả, có chất lượng; bền vững hơn về môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, đảm bảo được an ninh lương thực; trên cơ sở tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh, đổi mới mô hình phát triển hệ thống đô thị Việt nam theo mô hình mạng lưới, xanh, thông minh và bền vững; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị Châu Á - Thái Bình Dương, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.

Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo; nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền…

Phát triển hệ thống nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa
Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia Phạm Thị Nhâm trình bày nội dung Quy hoạch.

Quy hoạch hướng đến tầm nhìn tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á; hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển theo hướng đô thị xanh, văn minh, có bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực của phát triển. Xây dựng được 3 - 5 đô thị tầm quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế; có công trình kiến trúc tiêu biểu, đô thị xanh thông minh chuyển đổi số tiêu biểu tầm cỡ thế giới; cơ cấu kinh tế đô thị theo hướng hiện đại với tỷ trọng các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm đa số; nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị.

Có 5 chiến lược trọng tâm trong thời kỳ bao gồm: Phân bố mạng lưới đô thị - nông thôn; Môi trường sinh thái; Phát triển kinh tế đô thị và nông thôn phù hợp với quy luật kinh tế thị trường; Văn hoá – xã hội; Quản trị đô thị - nông thôn.

Về định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, khung phát triển đô thị - nông thôn quốc gia gồm 3 cấu trúc chính: Phân mạng lưới trung tâm đô thị theo phân cấp đơn vị hành chính; phân bố mạng lưới phân bố trung tâm chuyên ngành đô thị cấp quốc gia và vùng; phát triển vùng đô thị hoá đặc thù, đảm bảo quá trình đô thị hoá nông thôn bền vững. Trong đó, phân bố mạng lưới trung tâm đô thị theo phân cấp đơn vị hành chính kế thừa các Định hướng quy hoạch thời kỳ trước.

Yếu tố mới trong kỳ quy hoạch này là hình thành vùng đô thị và cực tăng trưởng quốc gia đã được đề cập trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030; phân bố mạng lưới trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia và vùng nhằm tăng năng lực hấp dẫn và cạnh tranh đô thị theo tiềm năng, lợi thế riêng mỗi vùng miền, đồng thời tạo giá trị bản sắc văn hoá, cảnh quan của mỗi khu vực lãnh thổ đô thị - nông thôn gắn với động lực phát triển đô thị.

Tiếp tục hoàn thiện nội dung Quy hoạch

Tại Hội nghị, đại diện một số UBND tỉnh, thành phố, các Sở ngành thuộc vùng Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi phía Bắc đều cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo quyết định, đồng thời đóng góp thêm một số ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung.

Phát triển hệ thống nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa
Đại diện các tỉnh, thành phố tham gia đóng góp ý kiến.

Về phía Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, trong Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn cần nghiên cứu khả năng định vị chỉ tiêu cho thời kỳ lớn hơn; có sự đồng bộ với Quy hoạch tổng thể quốc gia; lưu ý về tính chất đô thị, kiểm soát dân số, chuỗi đô thị…

Còn theo đại diện tỉnh Hà Tĩnh, Quy hoạch cần bổ sung thêm số liệu trong khu vực quốc tế, đặc biệt là khu vực ASEAN; cập nhật thông tin về quy hoạch vùng nông thôn của nước ta phù hợp với mực tiêu phát triển đô thị và nông thôn bền vững; định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn phải được xem xét kỹ.

Tỉnh Bắc Kạn cho rằng, cần nghiên cứu thêm về đô thị vùng miền núi phía Bắc để triển khai thuận lợi hơn; xem xét các tiêu chí về quy hoạch như giao thông, hạ tầng thoát nước, cấp nước phù hợp với từng vùng miền. Thành phố Hải Phòng đề nghị cần nghiên cứu bổ sung chỉ tiêu về GDP đánh giá được khả năng huy động vốn; dự báo dân số.

Phát triển hệ thống nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa
Các ý kiến của địa phương, Sở ngành sẽ làm hoàn thiện nội dung của dự thảo, sớm trình Chính phủ phê duyệt.

Tỉnh Thanh Hóa kiến nghị cần có đánh giá quy mô, chỉ tiêu dân số theo cách tính quy đổi dự báo quy mô dân số trong đồ án quy hoạch; bổ sung dân số tại khu vực chưa thành lập đô thị nhưng đã được thành lập đô thị, từ đó đánh giá được rõ hơn về mức độ đô thị hóa ở từng khu vực; cập nhật và điều chỉnh nội dung về cửa khẩu trong quy hoạch…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh, các tỉnh, thành phố cần đồng hành cùng Bộ Xây dựng, Chính phủ trong công tác góp ý, từ đó hoàn thiện và có được quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đồng bộ với các quy hoạch khác.

Theo đó, các địa phương đóng góp ý kiến phải căn cứ theo hệ thống pháp lý đã được nêu trong quy hoạch; xem xét kỹ càng quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng; rà soát nội dung, phối hợp với Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng).

Phát triển hệ thống nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa
Toàn cảnh Hội nghị.

Đồng thời, địa phương cần xem xét toàn bộ nội dung báo cáo; tiếp tục góp ý trực tiếp về hệ thống đô thị, phân loại đô thị, kinh tế đô thị, văn hóa đô thị, môi trường đô thị, cách tính về đô thị hóa; giải quyết bất cập về đô thị hóa trước đây; góp ý về chiến lược phát triển, phát triển mạng lưới đô thị, môi trường sinh thái, văn hóa xã hội, hoàn thiện thể chế…

Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cho biết: Bộ Xây dựng cùng đơn vị tư vấn sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của các tỉnh, thành phố, nhanh chóng hoàn thiện dự thảo, sớm trình Chính phủ phê duyệt theo đúng kế hoạch.

Quảng Ngãi: Thông qua quy hoạch Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ rộng 3.396ha

(Xây dựng) - Sáng 22/9, tại Kỳ họp 17 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026, các đại biểu đã thông qua quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Bình Thanh.

7 ngày trước

Xây dựng Việt Trì xứng tầm là thành phố trung tâm tỉnh Phú Thọ, cực phát triển phía Tây Bắc Thủ đô

(Xây dựng) – Ngày 21/9, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2040. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.

7 ngày trước

Cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng cho ngành Kiến trúc Việt Nam

(Xây dựng) – Đây là ý kiến của Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch – Kiến trúc (Bộ Xây dựng), TS.KTS Hồ Chí Quang khi phát biểu dẫn đề tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển kiến trúc bền vững – Thích ứng với biến đổi khí hậu”, chiều 8/9.

19 ngày trước

Mê Linh (Hà Nội): Quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Xây dựng) - Ngày 9/9, UBND huyện Mê Linh tổ chức Hội nghị báo cáo quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

19 ngày trước

Thái Nguyên: Hủy bỏ đồ án quy hoạch chi tiết Khu bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc

(Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ký ban hành quyết định hủy bỏ đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc và khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng ăn uống và khu neo đậu tàu, trạm sửa chữa bảo dưỡng tàu.

19 ngày trước

Thanh Hóa: Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng huyện Cẩm Thủy

(Xây dựng) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3195/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

19 ngày trước

Quảng Trị: Phát triển huyện Hải Lăng trở thành thị xã trước năm 2040

(Xây dựng) – Ông Lê Đức Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký và ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đến năm 2040, định hướng đến 2050.

19 ngày trước

Bắc Giang lập quy hoạch cụm công nghiệp xanh hơn 77ha

(Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái có diện tích hơn 77ha ở huyện Hiệp Hòa.

19 ngày trước