WHO cảnh báo đừng trông chờ vào văcxin COVID-19, vì sao?

4 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Con người có thể phải thích nghi và sống chung với virus corona vì không có gì đảm bảo sớm có được loại văcxin hiệu quả, theo một chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của WHO.

WHO cảnh báo đừng trông chờ vào văcxin COVID-19, vì sao? - Ảnh 1.

Không phải loại virus nào cũng có văcxin - Ảnh: AFP

Thông điệp mang tính cảnh báo trên do ông David Nabarro, giáo sư Trường Imperial College (London, Anh), kiêm đặc phái viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đưa ra trong cuộc phỏng vấn với báo The Observer của Anh.

Giáo sư Nabarro khuyên công chúng không nên đặt tất cả hi vọng vào một loại văcxin ngừa COVID-19 vì rất khó để phát triển nó, "thích nghi" là điều duy nhất con người có thể làm trong tương lai sắp tới.

"Không phải loại virus nào cũng có văcxin hiệu quả và an toàn. Một số virus rất khó phát triển văcxin. Vậy nên trong tương lai có thể thấy được chúng ta sẽ phải tìm cách sống chung với mối đe dọa thường trực này.

Điều đó có nghĩa là cách ly người có triệu chứng bệnh, người tiếp xúc gần; bảo vệ người lớn tuổi; tăng cường năng lực điều trị... Đây sẽ là điều bình thường mới đối với tất cả chúng ta", GS Nabarro giải thích.

Liên quan đến vấn đề này, giáo sư Ian Frazer, nhà miễn dịch học nổi tiếng người Úc từng góp phần bào chế văcxin HPV ngừa ung thư cổ tử cung, nhận định có một số lý do khiến khả năng tìm ra văcxin ngừa COVID-19 là không chắc chắn.

Ông Frazer giải thích mặc dù hiện có hơn 100 nhóm nghiên cứu khắp thế giới đang thử nghiệm văcxin phòng COVID-19, nhưng chưa nhóm nào có được mô hình tấn công virus hiệu quả; "miễn dịch chống lại virus corona cũng giống như miễn dịch với bệnh cảm lạnh vậy", ông cho biết.

"Văcxin ngừa các bệnh đường hô hấp trên rất khó phát triển, bởi vì virus xâm nhập phần ngoài của cơ thể. Hãy tưởng tượng chúng ta là quả bóng đá, với da và đường hô hấp nằm bên ngoài quả bóng, còn phổi là nơi giao tiếp giữa bên ngoài và bên trong.

Nơi con virus xâm nhập thuộc phạm vi bên ngoài và nó cố tấn công các tế bào trong cơ thể. Chỉ khi virus xâm nhập thành công, hệ miễn dịch mới bắt đầu kích hoạt để chống lại, đó là tại sao người ta đổ bệnh.

Nếu hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh, nó sẽ làm tổn thương phổi. Tương tự, văcxin cũng có thể làm mọi thứ tồi tệ hơn, do đó chúng ta phải rất thận trọng khi chọn vị trí tấn công virus"

Cảnh báo 'chuyến bay tự phát' đưa công dân Việt từ Canada về nước

Đằng sau việc làm từ thiện của vợ chồng Đường Nhuệ là gì?

Núi Voi đầu nguồn Làng Nủ tiếp tục sạt lở

Lào CaiTại nơi bắt nguồn trận lũ quét Làng Nủ, xã Phúc Khánh, đất đá tiếp tục sạt gây nổ lớn, chính quyền phải cắm biển cảnh báo người dân không đến gần.

1 tháng trước

Thủ tướng: Vùng Đông Nam Bộ cần phấn đấu tăng trưởng 2 con số

Bà Rịa - Vũng TàuVùng Đông Nam Bộ cần hoàn thiện thể chế, tập trung giải ngân đầu tư công, bứt phá xuất khẩu và kích cầu tiêu dùng để đạt tăng trưởng 2 con số, theo lãnh đạo Chính phủ.

1 tháng trước

Chàng trai biến gỗ vụn thành mô hình con vật

Thái NguyênTừ những mảnh gỗ tưởng như bỏ đi, anh Nguyễn Văn Huy mày mò ghép lại thành mô hình con vật cao tới cả mét, bán vài chục triệu đồng.

1 tháng trước

'Làm metro bằng ngân sách giúp TP HCM tự chủ công nghệ, nhà thầu'

Việc dùng ngân sách đầu tư metro giúp rút ngắn quy trình triển khai, chủ động công nghệ, nhưng thách thức lớn trước nguồn vốn hơn 47.000 tỷ, theo các chuyên gia.

1 tháng trước

Bị phạt vì dừng ôtô cho khách đi vệ sinh trên cao tốc

Bình ThuậnNam tài xế xe khách bị lập biên bản xử phạt do dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết để khách đi vệ sinh.

1 tháng trước

Tổng Bí thư: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng khi sắp xếp bộ máy

Theo Tổng bí thư Tô Lâm, việc sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị sẽ thực hiện từ trên xuống với phương châm "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng, tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng".

1 tháng trước

Hải Phòng dự kiến xây thêm cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện 2 sẽ được xây dựng bên trái cầu hiện có vào giai đoạn 2026-2030 với tổng đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng.

1 tháng trước

25 tấn cá chết trên hồ thủy điện ở Kon Tum

Thủy điện xả nước làm lớp bùn lắng dưới lòng hồ thủy điện Ya Ly xáo trộn, khiến hơn 25 tấn cá nuôi trên hồ bị thiếu oxy, chết hàng loạt.

6 tháng trước