Vượt 1.000 ca COVID-19, TP.HCM sẽ tăng mức độ giãn cách xã hội?

2 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Trước câu hỏi thực tế dịch ở TP.HCM có đáng báo động và kịch bản sau 1.000 ca mắc là gì, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết ngành y tế đã xây dựng kịch bản 'gối đầu' ở mức 5.000 ca và tùy tình hình sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Vượt 1.000 ca COVID-19, TP.HCM sẽ tăng mức độ giãn cách xã hội? - Ảnh 1.

Bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Với 99 ca mắc COVID-19 trong ngày 16-6, tổng số ca mắc từ đầu đợt 4 (ngày 27-4) đến nay tại TP.HCM đã lên đến 1.060 ca. Hiện TP.HCM đứng thứ 3/39 tỉnh thành ghi nhận có ca COVID-19 trong cộng đồng, chỉ sau hai điểm nóng Bắc Giang (4.680 ca) và Bắc Ninh (1.442 ca).

Đây là ngưỡng ca bệnh đòi hỏi TP.HCM phải chuyển đổi sang kịch bản chống dịch COVID-19 khác. Kịch bản đó như thế nào?

Giãn cách nghiêm, TP.HCM sẽ khống chế được dịch

Chiều 16-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - trưởng bộ phận thường trực chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM - cho rằng hai tuần giãn cách là một cơ hội, nếu TP.HCM thực hiện nghiêm giãn cách tuyệt đối sẽ giúp hạn chế tối đa COVID-19 lây lan trong cộng đồng và hoàn tất khống chế dịch.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, việc khống chế được dịch chỉ thực hiện được khi và chỉ khi TP.HCM thực hiện đồng bộ các giải pháp giãn cách xã hội nghiêm túc, cạnh các chiến thuật về khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm phù hợp.

Ông Sơn cho rằng nếu không tận dụng được cơ hội, TP.HCM sẽ đối diện với nhiều nguy cơ. "Nếu cứ để người tiếp xúc người không có khoảng cách, vẫn tụ tập đám đông, các phương tiện công cộng vẫn lưu thông vận chuyển một cách bừa bãi, chắc chắn TP sẽ đứng trước nguy cơ rất lớn trong ứng phó với dịch COVID-19" - ông Sơn nói.

Trước câu hỏi thực tế dịch ở TP.HCM có đáng báo động và kịch bản sau 1.000 ca mắc là gì, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết hiện cả nước đang xây dựng kịch bản lên đến 30.000 ca. Riêng ở TP.HCM mặc dù ca bệnh "cán mốc" 1.000 ca nhưng trước đó ngành y tế đã xây dựng kịch bản "gối đầu" ở mức 5.000 ca. 

"Tất cả mọi phương án hiện đã có, nếu trên 1.000 ca bệnh nhưng vẫn nằm trong khống chế thì không có lý gì phải tăng mức độ giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Và tùy vào tình hình thực tiễn sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất, vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển được kinh tế - xã hội" - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ.

Cũng theo ông Sơn, hiện nay số ca được phát hiện tại TP.HCM ngày càng nhiều, kéo theo đó là số ca bệnh nặng gia tăng. Do đó địa phương phải chuẩn bị về cơ sở vật chất và trang thiết bị thu dung điều trị cho các F0, hồi sức cho các bệnh nhân nặng.

Đánh giá phương thức xét nghiệm tầm soát diện rộng ở TP.HCM thời gian qua "cơ bản thực hiện tốt", tuy vậy theo ông Sơn, ngành y tế TP.HCM cần phải điều chỉnh tận dụng mọi nguồn lực và hình thức xét nghiệm, bao gồm RT-PCR và cả test nhanh; mẫu đơn và cả mẫu gộp nhằm đảm bảo thời gian phát hiện ra ca dương tính một cách nhanh nhất. 

Cần phải phản ứng nhanh hơn nữa khi phát hiện các vết dịch để tổ chức khoanh vùng, xét nghiệm cho các đối tượng trong các vùng gần với tâm dịch và mở rộng ra khu dân cư xung quanh.

Vượt 1.000 ca COVID-19, TP.HCM sẽ tăng mức độ giãn cách xã hội? - Ảnh 2.

Nhân viên y tế xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM vào sáng 16-6 - Ảnh: NHẬT THỊNH

Tình huống khó từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới

Vào tháng 5-2021, Sở Y tế TP.HCM đưa ra 3 phương án ứng phó tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, trong đó tình huống cao nhất là dịch bùng phát trong cộng đồng với số ca bệnh dao động từ 1.000 - 5.000 người (tối đa 1.000 giường hồi sức). 

Theo kịch bản này, những bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và F1 có triệu chứng sẽ được cách ly điều trị tại các bệnh viện dã chiến được hình thành từ các cơ sở không thuộc hệ thống y tế.

Những bệnh nhân có triệu chứng nặng hoặc nguy kịch sẽ được cách ly điều trị tại các bệnh viện dã chiến thuộc hệ thống y tế hoặc các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19.

Các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19 gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng TP, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện dã chiến tại Nhà thi đấu Phú Thọ, Bệnh viện dã chiến tại Nhà triển lãm quận 7 và bệnh viện dã chiến tại các nhà văn hóa thể thao các quận. 

Tổng cộng các bệnh viện trên có 5.000 giường, trong đó có 1.000 giường hồi sức, 66 giường đặt trong buồng áp lực âm. Tổng số máy thở ở các bệnh viện là 1.000 máy.

Điều đáng nói là đến nay, trong số các bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới với quy mô 400 giường đã phong tỏa từ chiều 12-6 sau khi phát hiện nhiều nhân viên tại bệnh viện mắc COVID-19. Tình huống này nằm ngoài kịch bản.

Bệnh viện đã tạm ngưng nhận các ca mắc COVID-19 từ các nơi chuyển về. Ngày 14-6, bệnh viện cho biết đang điều trị 126 trường hợp COVID-19, trong đó có 18 ca nguy kịch tại khoa hồi sức cấp cứu người lớn và 78 ca tại khoa nhiễm A và D.

Đến ngày 14-6, UBND TP.HCM đã có quyết định thành lập thêm một bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Củ Chi trực thuộc Sở Y tế. Bệnh viện này có quy mô 500 giường, với 400 nhân viên y tế và các nhân viên hỗ trợ, trưng dụng cơ sở hạ tầng của Bệnh viện huyện Củ Chi. Bệnh viện đặt tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo TP.HCM về phòng, chống dịch COVID-19.

Như vậy, tính riêng địa bàn huyện Củ Chi đến nay có hai bệnh viện có nhiệm vụ thu dung, sàng lọc khám bệnh, cách ly, điều trị, chăm sóc, cấp cứu bệnh nhân COVID-19 là Bệnh viện dã chiến Củ Chi (300 giường) và Bệnh viện điều trị COVID-19 tại Củ Chi (500 giường). Đồng thời, TP.HCM cũng đưa thêm Bệnh viện Trưng Vương vào hoạt động với 1.000 giường.

Trưng dụng thêm 3 KTX làm khu cách ly tập trung

ktxbachkhoa

Ký túc xá Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) được TP.HCM trưng dụng làm khu cách ly tập trung - Ảnh: NHẬT THỊNH

UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Trường ĐH Tôn Đức Thắng (19 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Phong, Q.7), Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM - 497 Hòa Hảo, P.7, Q.10) và Trường ĐH Sài Gòn (99 An Dương Vương, P.16, Q.8) chấp thuận việc trưng dụng cơ sở vật chất ký túc xá (KTX) để thiết lập các khu cách ly tập trung. Việc trưng dụng KTX của 3 trường này để ứng phó với tình huống có từ 500 - 1.000 ca bệnh. Trong khi tính đến trưa 16-6, TP.HCM đã có hơn 1.000 ca bệnh.

Ông Trần Tấn Phúc - giám đốc KTX Bách khoa - cho biết việc bàn giao KTX để trưng dụng làm khu cách ly là một phần trách nhiệm của nhà trường trong công tác phòng chống dịch của TP.HCM hiện nay. Tuy nhiên, tại thời điểm này, còn 1.006 sinh viên đang kẹt lại KTX, không thể trở về địa phương ngay khi thành phố và một số địa phương thực hiện giãn cách, nhiều địa phương yêu cầu sinh viên khi quay về phải cách ly tập trung có thu phí. Trong trường hợp trưng dụng KTX, hơn 1.000 sinh viên này sẽ khó tìm được phòng trọ ở tạm trong thời điểm này.

Hiện KTX Bách khoa cũng đang là điểm cách ly tại nơi lưu trú theo các quyết định cách ly y tế của UBND P.7, Q.10, TP.HCM: 170 phòng diện cách ly, với gần 308 sinh viên diện F2, kéo theo 273 sinh viên cùng phòng là diện F3 (liên quan F0 là trường hợp nghiên cứu viên phòng thí nghiệm hóa dầu Trường ĐH Bách khoa). KTX Bách khoa phải đóng cửa cô lập hoàn toàn tòa nhà từ ngày 6-6 và đến 15-6 vẫn chưa có kết quả xét nghiệm F2, F3 nên chưa có quyết định bỏ cách ly.

TRẦN HUỲNH

Phân bổ cho TP.HCM 800.000 liều vắc xin

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, TP.HCM rất khác so với các tỉnh khác. Nếu đưa ra giải pháp "lố" sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội, do đó phải hết sức cân nhắc. "Chúng ta có thể áp dụng chỉ thị 15, 15+, 16 và thậm chí phong tỏa nhưng khi áp dụng phải hết sức nhuần nhuyễn theo nguyên tắc phát hiện ca bệnh phải khoanh vùng rộng, sau đó gom càng nhỏ càng tốt để khống chế" - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phân tích.

Về công tác điều phối vắc xin, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết TP.HCM là một trong các nơi được ưu tiên về vắc xin ngừa COVID-19. Bộ Y tế vừa quyết định phân bổ cho TP.HCM 800.000 liều vắc xin. Số vắc xin này nằm trong lô vắc xin do Chính phủ Nhật Bản viện trợ, sẽ được bảo quản tại kho chứa của Viện Pasteur TP.HCM để tiêm cho các lực lượng ưu tiên theo quy định và công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

6 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước