Vùng bị nạn Phước Sơn: dân đang cần tiếp tế lương thực, thực phẩm

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Ngoài việc tìm người mất tích, vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân các khu vực bị lũ, nhất là gần 3.000 người dân 3 xã Phước Thành, Phước Lộc, Phước Kim (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) đang bị cô lập.

Vùng bị nạn Phước Sơn: dân đang cần tiếp tế lương thực, thực phẩm  - Ảnh 1.

Bà con thoát khỏi khu vực sạt lở ở xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) che lều tạm bợ, trong khi trời bắt đầu đổ mưa - Ảnh: TRỌNG Ý

Có mặt tại xã Phước Công, huyện Phước Sơn trưa 30-10, ông Phan Việt Cường - bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - cho biết như vậy và yêu cầu lực lượng trinh sát tiếp cận khu vực cô lập 3 xã Phước Thành, Phước Lộc và Phước Kim, tìm kiếm địa điểm và đánh dấu vị trí cho máy bay thả hàng tiếp tế.

Lương thực còn lại rất ít

Các xã này bị cô lập do mưa lũ làm sạt lở đất đá khiến các con đường đều bị bịt kín. Trong đó xã Phước Sơn nơi có vụ sạt lở làm 11 người bị vùi lấp đang từng phút chờ lực lượng cứu nạn chi viện từ bên ngoài.

Theo chính quyền địa phương, hiện toàn xã Phước Lộc còn 4 tấn gạo dự trữ, xã Phước Thành chỉ còn 700kg. Trong khi đó, số công nhân thủy điện Đắk Mi 2 đang bị cô lập, lương thực còn lại cũng rất ít. Do đường sạt lở chia cắt, việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân rất căng thẳng.

Ông Nguyễn Quảng - phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn - nói sẽ huy động số gạo dành cho học sinh các trường để cứu giúp dân. Đồng thời cố gắng vận chuyển gạo tiếp tế từ tỉnh vào được càng sâu càng tốt. Huyện cũng xuất ngân sách mua nhu yếu phẩm, quần áo cần thiết để đảm bảo dân đủ ấm.

Ngoài ra còn có khoảng 145 ngôi nhà của người dân các xã này bị lũ quét trôi hoàn toàn, không còn lại gì cả. Các hộ dân này đang tạm trú nhà người thân và các công trình công cộng chờ dựng lại nhà tạm.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam, trước mắt sẽ trích 100 tấn gạo từ nguồn 1.000 tấn Chính phủ cấp để hỗ trợ người dân huyện Phước Sơn. Đồng thời sẽ đề xuất hỗ trợ nhu yếu phẩm, quần áo, chăn màn, hỗ trợ đỡ đầu các em mất cha mẹ trong bão lũ.

Chỉ còn mỗi bộ áo quần

Trong khi đó, nhiều hộ dân thoát chết trong hai vụ lũ quét, sạt lở ở xã Trà Leng và Trà Vân, huyện Nam Trà My cũng đang cần cứu trợ khẩn cấp vì toàn bộ nhà cửa, tài sản đã bị chôn vùi theo bùn đất.

Ông Phan Quốc Cường - chủ tịch UBND xã Trà Leng - cho biết ngôi làng bị xóa sổ hoàn toàn, không còn một chút sự sống nào.

33 người sống sót sau thảm họa, một số vào nhà người thân tá túc, một số khác được xã bố trí tại một điểm tập trung ở ngôi làng cách hiện trường sạt lở vài trăm mét, trong số đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Ông Cường nói ngôi làng này 40 năm qua bình yên nhất của xã, địa hình rất an toàn, ngọn núi nằm ở xa làng vài trăm mét. Nhưng ai ngờ, chiều 28-10, ngọn núi do đã "no nước" tạo thành cú nổ rung chuyển đất trời.

Đất núi sạt xuống, chắn ngang dòng suối đang chảy cuồn cuộn, tạo thành một bể nước đầy. Khi nước về quá nhiều, đất đá vỡ ra, tạo thành dòng chảy như vỡ đập, chuyển hướng vào ngôi làng. Và ngôi làng bị xóa sổ hoàn toàn.

Trong số những người sống sót có 12 người bị thương đã chuyển viện, còn những người khác xã đã bố trí mì gói, lương thực, nước suối để họ ăn uống tạm. Bây giờ bà con quá khó khăn, cần sự chung tay giúp đỡ của những tổ chức, cá nhân hảo tâm - ông Cường nói.

Nhiều phụ nữ, trẻ em trong làng kể rằng sau khi vụ sạt lở xảy ra họ thoát chết, ba ngày nay trên người chỉ mặc đúng một bộ áo quần đã lấm lem bùn đất.

Chờ trực thăng chở gạo cho dân Phước Sơn

Ông Phan Việt Cường - bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - đã gọi điện đề nghị Sư đoàn không quân 372 trợ giúp.

"Tinh thần bên không quân là đã chuẩn bị sẵn sàng, máy bay đã đỗ tại sân bay Chu Lai chờ bay cứu trợ. Hiện trọng tâm cứu trợ là 2 xã Phước Thành và Phước Lộc với gần 3.000 nhân khẩu, lượng gạo và lương thực tại đây không còn nhiều, cần phải làm sao để người dân 2 xã này cầm cự được 1 tháng", ông Cường nói.

Ông Cường dự kiến mỗi người dân 10kg gạo thì sẽ cần 20 tấn, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xuất 20 tấn gạo về tập kết tại sân bay Chu Lai sẵn sàng bay thả hàng. Đồng thời cho trinh sát đi đường bộ vào nhóm lửa đánh dấu khu vực để máy bay nhận vị trí.

Trong mỗi túi hàng phải kèm thư động viên để bà con yên tâm cầm cự ở lại, không liều mạng lội rừng ra ngoài.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

2 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

5 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

5 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

5 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

5 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

5 tháng trước