Vốn bảo trì đường bộ nâng tầm giao thông miền núi

2 năm trước Nguồn: Báo Giao Thông

Từ nguồn vốn đầu tư của Qũy Bảo trì đường bộ giúp hạ tầng giao thông, nhất là giao thông vùng đồng bào dân tộc và miền núi ngày càng êm thuận.

Giao thông miền núi êm thuận hơn

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc, có 7 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 510km và 6.000km đường tỉnh, đường huyện và đường giao thông nông thôn (GTNT). Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo sở GTVT tỉnh Lai Châu, dù đã được đầu tư, nhưng quy mô chưa đồng bộ, khả năng khai thác còn hạn chế.

“Do địa hình bị chia cắt bởi nhiều đèo cao, vực sâu, mùa mưa lũ thường xuyên bị sạt lở, ách tắc, gây khó khăn trong đi lại của người dân. Trong khi đó, nguồn vốn dành cho xây dựng và bảo trì còn hạn hẹp, ảnh hưởng đến chất lượng đường”, lãnh đạo Sở GTVT Lai Châu cho hay.

Vốn bảo trì đường bộ nâng tầm giao thông miền núi 1

Nguồn vốn từ Quỹ Bảo trì đường bộ giúp giao thông miền núi khang trang, êm thuận hơn - Ảnh minh họa

Từ năm 2013, khi Quỹ Bảo trì đường bộ được thành lập theo Luật GTĐB năm 2008 và Nghị định số 18/2012. Từ nguồn vốn này, mỗi năm tỉnh Lai Châu có điều kiện để sửa chữa kịp thời hư hỏng; đồng thời kịp thời, nâng cấp, cải tạo, cứng hóa các tuyến đường, đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi và an toàn, góp phần kéo giảm TNGT.

Giám đốc Sở GTVT Lai Châu, Phạm Ngọc Phương cho hay, việc kịp thời thực hiện bảo trì, sửa chữa mạng lưới đường bộ góp phần duy trì tình trạng kỹ thuật, nâng cao tuổi thọ và khả năng khai thác của hệ thống hạ tầng giao thông. Nhờ nguồn vốn này, đến hết năm 2020, 100% xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu có đường ô tô mặt đường được cứng hóa, hơn 90% bản có đường xe máy ô tô đi lại thuận lợi.

Nguyên Chánh Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Lê Hoàng Minh cho biết, trước khi thành lập Quỹ, năm 2012, hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài gần 280.000km. Trong đó, hàng chục nghìn km quá hạn chưa được đầu tư do thiếu vốn. Nhiều tuyến đường đường hẹp, bán kính đường cong nhỏ, mặt đường không êm thuận, số lượng cầu yếu, tải trọng thấp, chưa đồng bộ với cấp đường còn nhiều.

“Khi Quỹ Bảo trì đường bộ đi vào hoạt động, ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương được chia sẻ khó khăn, giảm gánh nặng cho ngân sách trong việc cân đối bảo trì. Nguồn thu tăng nên chi cho công tác bảo trì quốc lộ tăng đáng kể. Nếu như năm 2013 chi trên 5.000 tỷ đồng, đến năm 2020, con số này tăng lên gần 10.000 tỷ đồng. Trong 5 năm hoạt động, Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương đã phân chia về các quỹ địa phương hơn 15.000 tỷ đồng để bảo trì đường bộ địa phương”, ông Minh cho hay.

Nhiều chính sách phát triển giao thông miền núi

Ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Bảo trì, Tổng cục Đường bộ VN cho hay, Quỹ Bảo trì đường bộ là bước đột phá cho công tác bảo trì đường bộ, nhất là đối với đường GTNT, miền núi.

Từ nguồn vốn của Quỹ, Tổng cục Đường bộ VN đã sửa chữa trên gần 77.000 m2 mặt đường; khắc phục trên 1.000 cây cầu yếu, xử lý trên 600 điểm đen, điểm mất ATGT; bổ sung, thay thế trên 13.000 biển báo hiệu đường bộ; sửa chữa cải tạo 137.000m cống và 1.372.410m rãnh thoát nước; Gia cố lề, mở rộng hơn 1.000km mặt đường 3,5m-5 m thành mặt đường đường lớn hơn 5,5 m.

Theo ông Điệp, hệ thống đường giao thông, nhất là ở các tỉnh có đồng bào dân tộc, các tỉnh miền núi trước năm 2010 chưa được quan tâm; chiều dài cũng như tỷ lệ cứng hóa còn rất thấp, chiều dài đường GTNT năm 2010 là hơn 270.000km, cứng hóa được hơn 101.000km đạt hơn 37%. Có 143 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 331 xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng chưa được kiên cố hóa, chưa đi lại được bốn mùa.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, nhờ có đóng góp từ nguồn vốn Qũy bảo trì đường bộ, nhiều công trình giao thông nông thôn, miền núi được xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và được thực hiện bảo trì thường xuyên.

Tính đến năm 2020, hệ thống đường bộ cả nước dài 630.200 km, tăng hơn 87% so với năm 2010. Trong đó quốc lộ tăng hơn 44%; hệ thống đường địa phương dài hơn 604.000 km, tăng gần 90% so với năm 2010.

"Bộ GTVT sẽ ban hành các cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư và huy động nguồn lực nhằm phát triển, bảo trì hệ thống GTVT tại các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa khó khăn. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý theo hướng tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp huyện, nhất là cấp xã trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý vận hành khai thác và bảo trì". Ông Lê Hồng Điệp.

Tuy nhiên, ông Điệp cho biết, hệ thống giao thông ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn; cả nước còn 13 xã chưa có đường ô tô đi đến trụ sở UBND xã; 101 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã nhưng không đi lại được 4 mùa; rất nhiều xã đường đến trụ sở UBND chưa được cứng hóa lớp mặt, nên việc đi lại còn khó khăn, nhất là trong mùa mưa, lũ.

Nguyên nhân do các tỉnh miền núi địa hình khó khăn, nguồn lực của Nhà nước cũng như địa phương đầu tư và bảo trì hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu. Trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng, vốn bảo dưỡng, bảo trì sửa chữa lớn, nhưng thu ngân sách của các địa phương nhỏ, thu nhập người dân ở nhiều khu vực còn thấp dẫn đến việc huy động sự đóng góp của người dân hạn chế.

Giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đưa ra mục tiêu có trên 85% số xã đạt tiêu chí chuẩn về giao thông theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành việc xây dựng đường ô tô từ huyện đến trung tâm 13 xã còn lại.

Nâng tỷ lệ cứng hóa đường huyện đạt trên 90%, các loại đường từ đường xã trở xuống đạt trên 85% trên cả nước. Trong đó, đối với các địa phương nằm trong khu vực có đồng bào dân tộc, vùng miền núi có địa hình khó khăn, dân cư sinh sống rải rác, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, tập trung vào việc cứng hóa, tạo điều kiện giao thông thuận lợi, không bị ảnh hưởng các nguyên nhân bất khả kháng.

Theo tính toán, kinh phí tối thiểu để bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn trong 5 năm tới cần gần 5.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, Bộ GTVT đã kiến nghị đưa các loại đường bộ ở thôn xóm, đường trục nội đồng vào Luật để có cơ sở thực hiện công tác quản lý, đầu tư.

"Bên cạnh nguồn vốn Quỹ bảo trì đã được hòa vào ngân sách nhà nước, Bộ GTVT sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn vốn trong nước và kêu gọi nguồn vốn ODA để đầu tư cho giao thông nông thôn, miền núi. Có cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, các nhà tài trợ và các địa phương trong quản lý, đầu tư phát triển, giao thông nông thôn, miền núi", ông Điệp cho hay.

Hoàn thành nạo vét khu bến Lạch Huyện, sẵn sàng đón tàu lớn

Độ sâu luồng và khu nước trước bến cảng Lạch Huyện hiện tại đáp ứng cho việc tiếp nhận tàu có trọng tải đến 145.000 DWT vào rời bến cảng.

7 tháng trước

Vì sao hai liên danh không trúng gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành?

Ngoài công bố đơn vị trúng thầu, ACV cũng thông tin về hai liên danh nhà thầu trượt gói thầu gần 35.000 tỷ đồng nhà ga sân bay Long Thành.

7 tháng trước

Chuyện “gõ cửa từng nhà” để dân nhường đất làm sân bay Long Thành

Cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống huyện, xã, ấp tại Đồng Nai đã cùng gõ cửa từng nhà, vận động người dân sớm di dời, nhường đất phục vụ dự án.

7 tháng trước

Hơn 410 nghìn khách qua sân bay Nội Bài 4 ngày nghỉ lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, sân bay Nội Bài dự kiến sẽ đón 410 nghìn lượt khách.

7 tháng trước

Xây dựng phương án chạy chung tàu đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia

Bộ GTVT yêu cầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng phương án chạy tàu chung đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia khu vực Hà Nội.

7 tháng trước

Vietur chính thức trúng gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ

Sau thời gian chấm thầu, đến nay gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ chính thức về tay liên danh nhà thầu Vietur.

7 tháng trước

Thu không đủ chi, nhiều trung tâm đăng kiểm nguy cơ đóng cửa

Lượng xe đăng kiểm sụt giảm nghiêm trọng, trong khi giá dịch vụ kiểm định đã không đổi 10 năm qua khiến nhiều trung tâm đăng kiểm lao đao.

7 tháng trước

Người dân thích thú trải nghiệm xe đạp công cộng ở Hà Nội

Ở các điểm cho thuê xe đạp công cộng trong ngày đầu Hà Nội tổ chức thí điểm đã thu hút đông người dân biết tới và sử dụng.

7 tháng trước