Virus không phải "thế lực siêu nhiên": Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy?

5 năm trước Nguồn: ICT Việt Nam

Virus là một sinh vật sống nhờ vào cách kí sinh vào tế bào sinh vật khác, nó có những tính chất vật lý hữu hình - đồng nghĩa với việc virus có thể bị "bắt" và tiêu diệt.

Đại dịch do virus corona gây ra dường như là một cơn ác mộng. Đây là kẻ thù vô hình khiến hàng nghìn người thiệt mạng và nhiều quốc gia buộc phải phong tỏa, biến những thành phố hoa lệ thành thành phố ma. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng virus không phải là một thế lực siêu nhiên. Virus vẫn là một sinh vật sống nhờ vào cách kí sinh vào tế bào sinh vật khác, nó có những tính chất vật lý hữu hình - đồng nghĩa với việc virus có thể bị "bắt" và tiêu diệt.

Virus không phải thế lực siêu nhiên: Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy? - Ảnh 1.

Ảnh: The Hill

Câu hỏi ở đây là làm thế nào? Virus gây ra COVID-19 không phải hoàn toàn mới mà có liên quan tới virus SARS. Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng vaccine sẽ được hoàn thiện vào tháng 11, nhưng có khả năng sẽ mất thêm nhiều thời gian trước khi con người có thể hoàn toàn khống chế virus corona.

Để tìm hiểu thêm về COVID-19 và vaccine phòng ngừa dịch, tờ Salon đã có cuộc đối thoại với Tiến sĩ William Haseltine, một nhà sinh học nổi tiếng vì các công trình nghiên cứu trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS, bệnh than, và là nhà khoa học có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực gen người. Dưới đây là nội dung chính trong cuộc đối thoại.

Tại sao phát triển vaccine lại khó như vậy?

Tiến sĩ Haseltine: Phát triển vaccine có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất khó. Với virus SARS, các nhà khoa học đã cố thử nghiệm vaccine trên động vật, bao gồm khỉ, nhưng không thành công. Vậy nên họ cố thử các cách khác, bao gồm sử dụng protein bề mặt của virus. Tuy vậy, việc đó cũng không ngăn được virus trong thời gian dài. Tới nay, vẫn chưa có vaccine hoàn chỉnh cho bất kì loại virus corona nào. Điều đó cho thấy việc phát triển vaccine khá là khó. Tôi hi vọng tương lai sẽ dễ dàng hơn, nhưng không ai có thể biết chính xác.

Đây là câu hỏi chưa có lời giải vào thời điểm này. Tôi có thể cung cấp thêm một số thông tin như sau.

Nhiều loại virus xâm nhập vào cơ thể người khiến cơ thể phản ứng nhưng không thể tiêu diệt được virus. Lớp màng bên ngoài của virus có thể rất mờ nhạt, hệ thống miễn dịch khó phát hiện và khó có thể ngăn cản virus. Vậy nên có thể cơ thể tạo ra nhiều kháng thể nhưng vẫn không thể cản được virus xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể.

Việc đó có ảnh hướng tới việc phát triển vaccine hay không?

Tiến sĩ Haseltine: Có, bởi lấy sai loại protein để tạo ra kháng thể tuy giúp tăng cường miễn dịch, nhưng nó sẽ không cản được virus. Chúng ta chưa biết liệu việc đó có xảy ra với vaccine chống COVID-19 hay không, nhưng có những thử nghiệm trước đây cho thấy việc tạo ra vaccine cho SARS không hề đơn giản như mọi người vẫn kì vọng.

Điều chế được vaccine cho virus corona không dễ dàng. Hiện tại, có thể tạo ra vaccine bằng những phương pháp truyền thống, nhưng tới nay chúng chưa có tác dụng hiệu quả trên những động vật được thí nghiệm.

Có một số cách khác để tạo ra vaccine. Một trong số đó là nuôi virus và tiêu diệt chúng. Đây là cách tạo ra vaccine chống bại liệt, và việc này khá đơn giản bởi vì virus bại liệt không có lớp màng bao bọc bên ngoài.

Tuy nhiên, virus corona lại có lớp màng. Vậy nên khi nuôi và tiêu diệt virus bại liệt, chúng ta có thể thu được vaccine ổn định, nhưng khó có thể áp dụng phương pháp này với virus corona.

Một cách nữa là tạo ra một protein tinh chế từ virus, sau đó thêm tá dược để hoàn thiện vaccine. Những phương pháp điều chế vaccine phức tạp khác cũng đang được áp dụng trên toàn thế giới.

Tính tới nay, chưa ai thành công trong việc tạo ra vaccine bảo vệ được động vật khỏi virus corona. Cũng chưa có cơ sở nào thử nghiệm vaccine virus corona trên người thành công.

Khoảng 1/3 những người bị cúm đều do virus corona gây ra. Do đó có thể thấy virus loại này hoạt động rất hiệu quả. Thông thường chúng không có tỉ lệ tử vong cao và hầu hết chỉ gây ra triệu chứng nhẹ.

Ấn Độ chấn động với siêu ổ dịch Covid-19 lớn ở thủ đô New Delhi

Hàng nghìn người Ấn Độ về quê bị "tắm" trong thuốc khử trùng ngay giữa đường

Chuyến bay của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng vì hỏa hoạn tại Anh

Do hỏa hoạn tại trạm biến áp gần sân bay Heathrow (London), hôm nay chuyến bay VN55 từ Hà Nội đi London phải chuyển hướng hạ cánh sân bay Munich (Đức).

27 ngày trước

TP HCM sẽ trình diễn 10.500 drone đêm 30/4

Ngoài bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật ở nhiều điểm, TP HCM dự kiến trình diễn cùng lúc 10.500 drone vào tối 30/4, số lượng lớn nhất từ trước tới nay trên cả nước.

27 ngày trước

Bà Hồ Thị Hoàng Yến làm Bí thư Bến Tre

Bộ Chính trị chuẩn y bà Hồ Thị Hoàng Yến giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2020-2025 sau gần hai năm làm quyền Bí thư Tỉnh ủy.

27 ngày trước

Đà Nẵng làm công viên trên đất dự án resort bị thu hồi

UBND thành phố quyết định thu hồi một phần dự án khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên công cộng rộng hơn 2,4 ha.

27 ngày trước

Khánh thành đập dâng nước hình chiếc lá ở Bình Định

Đập dâng Phú Phong tổng mức đầu tư 738 tỷ đồng, ở thượng nguồn sông Kôn, khánh thành chiều 22/3, giúp cung cấp nước tưới, cải thiện môi trường và phát điện.

27 ngày trước

Xử phạt 4 tài xế xe sang lấn làn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Cảnh sát giao thông xử phạt 4 tài xế lái xe Porsche vượt ẩu, lấn làn ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai tổng cộng 20 triệu đồng.

27 ngày trước

Ra mắt sách những lần tách nhập đơn vị hành chính

Bộ sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân ghi chép những lần chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Hùng Vương đến nay.

27 ngày trước

Lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp trong tháng 5

Quốc hội đang chuẩn bị các bước để sửa đổi Hiến pháp năm 2013, với kế hoạch lấy ý kiến nhân dân trong tháng 5 đến tháng 6.

27 ngày trước