Việt Nam cần có chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi

3 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Sự gia tăng nhu cầu về năng lượng cùng tiềm năng to lớn của điện gió ngoài khơi tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Các nhà phát triển và các hiệp hội trong ngành bày tỏ rằng cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi.

Điện gió La Gàn ký kết ghi nhớ hợp tác với các nhà thầu Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và có cơ hội bứt phá khỏi sự phụ thuộc vào than đá và nhập khẩu khí đốt. Bằng việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể đạt được một cơ cấu nguồn năng lượng vừa giúp giảm ô nhiễm không khí, nước và đất nông nghiệp và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Lắp đặt dự án điện gió ngoài khơi
Lắp đặt dự án điện gió ngoài khơi

Trong những năm qua, các nỗ lực thúc đẩy phát triển đã từng bước được thực hiện thông qua các dự án năng lượng tái tạo quy mô nhỏ. Bằng các chính sách khuyến khích rõ ràng, các quy định nhất quán và sự hỗ trợ từ vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam có thể phát triển tích cực hơn và hiện thực hóa tiềm năng năng lượng tái tạo trên quy mô lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn.

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tiềm năng tài nguyên gió ngoài khơi cố định và gió ngoài khơi nổi với công suất khoảng 475 GW. Ngoài ra, theo bản lộ trình phát triển gió ngoài khơi ở Việt Nam vào năm 2020, cơ quan Năng lượng Đan Mạch đã công bố công suất tiềm năng từ điện gió ngoài khơi tại Việt Nam đạt khoảng 160 GW, không bao gồm các khu vực thuộc lợi ích quốc gia hoặc quân sự.

Hiện nay, chưa có dự án điện gió ngoài khơi công suất lớn nào được chính thức vận hành tại Việt Nam. Theo thông tin từ báo cáo “The Time to Act is Now” của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), mặc dù Việt Nam đang thực hiện lắp đặt khoảng 530 MW cho các dự án điện gió gần bờ vào năm 2021, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng tài nguyên thực tế và chưa thể hiện được tiềm năng thực sự của điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Hiện tại hàng loạt gigawatt (GW) từ các dự án điện gió ngoài khơi đang được phát triển, tuy nhiên, tiến độ còn chậm do thiếu khung pháp lý.

Nghị quyết số 55-NQ/TW được ban hành vào tháng 2/2020 chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Điện gió ngoài khơi cũng góp phần hỗ trợ đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contributions - NDCs) của Việt Nam theo Thỏa thuận Paris trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) mà theo đó, Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách về biến đổi khí hậu. Mục tiêu của Việt Nam vào năm 2030 là giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực trong nước hoặc lên đến 27% nếu có sự hỗ trợ từ các mối quan hệ quốc tế. Vì vậy, việc có một khung pháp lý rõ ràng cho các dự án điện gió ngoài khơi là rất cần thiết và cấp bách, để đảm bảo rằng Việt Nam có thể triển khai dự án điện gió trên quy mô lớn, trở thành nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Điện gió ngoài khơi tạo ra một lượng lớn năng lượng không có carbon với năng suất cao. Do đó, nó cung cấp nguồn năng lượng tái tạo đáng tin cậy nhất để đáp ứng các thách thức về nhu cầu và nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn, đồng thời hướng tới các mục tiêu loại bỏ cacbon trong dài hạn.

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện biện pháp nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ngăn tình trạng thiếu điện trong tương lai, điện gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng có thể cung cấp giải pháp cho vấn đề này cả về quy mô và độ tin cậy.

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất 3.5 GW tại tỉnh Bình Thuận đang hướng tới việc xây dựng một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên và sẽ góp phần phát triển nền năng lượng gió ở Việt Nam. Dự án tiên phong này đang được phát triển bởi Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Asiapetro và Novasia, và được quản lý bởi các chuyên gia hàng đầu về điện gió ngoài khơi Copenhagen Offshore Partners (COP).

Với công suất 3,5GW, dự án có công suất tương đương với một nhà máy điện than hoặc khí đốt lớn và dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho hơn 7 triệu hộ gia đình. Dự án La Gàn cũng góp phần giảm thiểu 130 triệu tấn khí thải CO2 trong suốt vòng đời dự án. Dự án có quy mô vốn đầu tư khoảng 10.5 tỷ USD và sẽ sử dụng những công nghệ điện gió tiên tiến nhất.

Ngoài ra, dự án La Gàn cam kết phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi của Việt Nam và tạo điều kiện chuyển giao kiến thức cho các công ty trong nước. Dự án đã ký 3 hợp đồng khảo sát trị giá hàng triệu USD với các nhà thầu trong nước và quốc tế. Gần đây, dự án La Gàn cũng đã ký sáu Biên bản ghi nhớ về cung cấp móng cọc và cảng hậu cần với các nhà thầu địa phương và trên thế giới.

Bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo nhu cầu năng lượng của Việt Nam về lâu dài, thúc đẩy chuỗi cung ứng địa phương và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp điện gió của đất nước một cách bền vững” bà Maya Malik, Giám đốc dự án của Dự án La Gàn chia sẻ.

Hiện nay, đại đa số người dân Việt Nam ngày càng lo ngại về vấn đề ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Nhìn chung, sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc phát triển năng lượng tái tạo trên quy mô lớn rất mạnh mẽ. Với sự hỗ trợ không ngừng của Chính phủ cùng các quy định rõ ràng, năng lượng tái tạo có thể trở thành một nguồn năng lượng bền vững và có tiềm năng kinh tế.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

3 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

3 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

3 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

3 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

3 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

3 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

3 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

3 năm trước