Trực thăng cứu 9 thuyền viên và ngư dân

4 năm trước Nguồn: Báo Vnexpress

Quân đội điều trực thăng từ Hà Nội vào Quảng Trị để cứu nạ 8 thuyền viên và một ngư dân trên con tàu mắc cạn ở cảng Cửa Việt.

Trực thăng xuất hiện ở hiện trường lúc 17h35. Ảnh: Hoàng Táo

Lúc 17h30, trực thăng xuất hiện ở hiện trường. Lúc này trời gió to, có mưa nhỏ. Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó tư lệnh Quân khu 4, cho hay trực thăng là "phương án cuối cùng" để cứu nạn 8 thuyền viên và một ngư dân mắc kẹt trên tàu hàng Vietship 01. Con tàu này mắc cạn cách bờ 400 m.

Trực thăng của quân đội mang theo 2.000 m dây, phao tròn, nhu yếu phẩm, máy bộ đàm để thả xuống tàu mắc cạn, thiết lập một sợi dây từ tàu hàng vào đất liền. Sau khoảng 20 phút bay phía trên tàu hàng, trực thăng nối dây thành công.

Tàu cá và các ngư dân ra cứu nạn thuyền viên, chiều 10/10. Ảnh: Hoàng Táo

Khoảng 3h sáng 8/10, tàu Vietship 01 neo đậu ở khu vực cảng Cửa Việt bị nước lũ cuốn trôi ra biển, mắc cạn ở khu vực cách bờ khoảng 400 m. Trên tàu có 12 thuyền viên. Sáng 9/10, 2 thuyền viên mang áo phao bơi được vào bờ; 10 thuyền viên còn lại cố gắng cầm cự trên phần nổi còn lại của tàu hàng để chờ cứu hộ.

Chiều cùng ngày, 2 thuyền viên bị sóng đánh rơi xuống biển và vật lộn bơi vào bờ thành công.

Trong ngày 10/10, nhà chức trách tổ chức hai chuyến tàu cá ra khơi để cứu nạn 8 thuyền viên. Chuyến tàu cá thứ nhất bị chìm khi tiếp cận gần hiện trường, 3 ngư dân phải bám vào phần nổi tàu hàng, nâng số người mắc kẹt lên 11. Chuyến tàu cá thứ hai đưa được 2 ngư dân vào bờ, trên tàu hàng mắc cạn còn lại 9 người.

Người nhà của ngư dân bị kẹt lại ngoài biển khóc khi không thấy người thân trở về trên chuyến tàu cá cứu hộ thứ hai. Ảnh: Hoàng Táo

Ngư dân Nguyễn Hoài Minh, người tham cứu cứu hộ, cho hay ngoài biển sóng gió rất to, "nếu thuyền viên nhảy xuống biển mà không có dây kéo để đu bám và di chuyển vào bờ thì sẽ bị cuốn ra khơi".

Ngoài phương án chờ trực thăng, lực lượng cứu nạn sử dụng thuyền cao su để tiếp cận tàu hàng. Xuống cao su sẽ do các nhân viên cứu nạn hàng hải điều khiển.

Tiếp tục cập nhật.

Hoàng Táo

Mỗi xã phường sau sáp nhập dự kiến có 60 biên chế

Bộ Nội vụ dự kiến bình quân mỗi xã phường, đặc khu sau khi sáp nhập sẽ có 60 biên chế gồm khối Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương.

1 tháng trước

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu san lấp biển mở rộng Côn Đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu phương án san lấp biển mở rộng Côn Đảo, tạo dư địa phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

1 tháng trước

Quốc lộ 2 qua Tuyên Quang ngập sâu do mưa giông

Mưa giông mạnh đêm qua khiến quốc lộ 2 đoạn qua huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ngập hơn một mét, nhiều nhà dân bị thổi bay mái tôn.

1 tháng trước

Khởi công cải tạo rạch gần 9 km chảy qua nội đô TP HCM

Dự án rạch Xuyên Tâm chảy qua Bình Thạnh, Gò Vấp, tổng đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng, khởi công sáng 10/5, hoàn thành sau 3 năm giúp giảm ô nhiễm, chỉnh trang đô thị.

1 tháng trước

Thủ tướng đốc thúc 37 dự án giao thông tổng vốn hơn một triệu tỷ đồng

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu huy động máy móc, công an, quân đội, thanh niên đẩy nhanh tiến độ 37 dự án giao thông trọng điểm quốc gia với tổng vốn hơn một triệu tỷ đồng.

1 tháng trước

Ủy viên Thường vụ, Thành ủy viên có thể làm bí thư xã, phường ở TP HCM

Ủy viên ban thường vụ hoặc Thành ủy viên có thể được Thành ủy TP HCM phân công làm bí thư phường, xã đông dân, là động lực phát triển kinh tế.

1 tháng trước

Đường mới khánh thành sụt lún 'nuốt' ôtô, xe máy

Tây NinhTuyến đường ở huyện Châu Thành khánh thành cuối tháng 4 bị sụt lún đoạn dài hàng chục mét, ôtô và xe máy rơi xuống hố, 6 người bị thương, sáng 11/5.

1 tháng trước

Hà Nội định hướng lựa chọn bí thư phường, xã mới

Hà Nội ưu tiên lựa chọn thành ủy viên, bí thư cấp huyện, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện và các trưởng phòng ban có năng lực vượt trội làm bí thư phường, xã mới.

1 tháng trước