TP.HCM chậm đấu thầu mua thuốc, gần 80 tỉ đồng chênh lệch bị 'kẹt'

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - 79,6 tỉ đồng là chênh lệch mua thuốc do chậm đấu thầu năm 2012-2013. Và từ đó đến nay, số tiền này vẫn bị kẹt, do nhiều vấn đề liên quan.

TP.HCM chậm đấu thầu mua thuốc, gần 80 tỉ đồng chênh lệch bị kẹt - Ảnh 1.

Bệnh nhân tại TP.HCM mua thuốc trong bệnh viện - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hồ sơ vụ việc cho thấy hậu quả rất khó xử lý.

Chậm đấu thầu, chênh hàng chục tỉ đồng

Theo báo cáo của UBND TP.HCM gửi đoàn thanh tra của Chính phủ ngày 28-11-2017, vào năm 2013, các hợp đồng mua bán thuốc của bệnh viện và nhà thầu hết hiệu lực vào tháng 3-2013 (theo thông tư 10 năm 2007). 

Trong khi đó, thông tư 01 hướng dẫn mới về đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế có hiệu lực thi hành từ 1-6-2012 thì TP.HCM giải thích "do Bộ Y tế chậm công bố đầy đủ các danh mục thuốc theo quy định của thông tư", nên đa số bệnh viện ở TP.HCM không thể triển khai thực hiện theo quy định mới, dù các bệnh viện này là bệnh viện đa khoa tuyến cuối, nhu cầu sử dụng biệt dược gốc, thuốc đặc trị rất lớn.

Để đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ khám chữa bệnh từ tháng 3 đến tháng 6-2013, ngày 14-5-2013, Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn các bệnh viện trực thuộc mua sắm bổ sung thuốc theo kết quả thầu năm 2012 (mua thuốc cho giai đoạn tháng 3 đến tháng 9-2013). 

Từ tháng 9 đến tháng 12-2013 là mua sắm trực tiếp theo kết quả đấu thầu của Bệnh viện Chợ Rẫy và các đơn vị khác trên toàn quốc. 

Sở Y tế TP.HCM cũng đã xây dựng "giá kế hoạch", theo nguyên tắc lấy giá trúng thầu thấp nhất, thuốc nào giá tại Chợ Rẫy cao hơn các địa phương khác sẽ đàm phán lại.

Kết quả, TP.HCM đã mua 2 danh mục biệt dược gốc và thuốc generic (thuốc phiên bản, bao gồm cả đông dược), tổng trị giá theo hợp đồng 2 danh mục này là trên 3.420 tỉ đồng. Khi mua sắm trực tiếp lần 1, 57 bệnh viện ở TP.HCM đã ký hợp đồng trên 2.100 tỉ đồng, thực hiện trên 1.200 tỉ đồng, trong đó hơn 48 tỉ đồng là thuốc của Công ty VN Pharma (công ty nhập khẩu thuốc ung thư giả và đã bị ra tòa), mua của công ty liên quan VN Pharma hơn 7,3 tỉ đồng.

Ngày 29-8-2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Y tế, cho biết hướng dẫn mua thuốc mới (thông tư 01) giúp lựa chọn thuốc chất lượng và giá thành phù hợp hơn so với thông tư 10. 

Các tỉnh thành đấu thầu theo thông tư 01, lấy 3 thuốc so sánh với giá thực hiện theo thông tư 10 cho thấy nhóm thuốc generic giảm mạnh, phần lớn giảm 10-50%. Việc các tỉnh thành cho phép kéo dài kết quả đấu thầu theo thông tư 10/2007 (bao gồm TP.HCM) là không đúng quy định.

Trong khi đó, các ngày 15-4-2013 và 24-12-2013, Phó chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là ông Hứa Ngọc Thuận đã 2 lần có văn bản cho phép các cơ sở y tế công lập của TP.HCM ký phụ lục gia hạn hợp đồng, thực hiện theo giá năm 2012 - tức là giá cũ mua theo thông tư 10, dẫn đến giá thuốc cao hơn.

Thủ tục chậm, nghi vấn tiền thuốc tăng

Ngày 8-10-2019, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có văn bản gửi Cục Quản lý dược, Bộ Y tế hỏi ý kiến xử lý tình huống phát sinh phân chia nhóm thuốc dự thầu đối với thuốc đóng gói thứ cấp tại Việt Nam. Theo đó, có 2 thuốc (đều là thuốc điều trị ung thư) đã được xếp vào nhóm 3, trong khi thực tế 2 thuốc này chỉ đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật xếp ở nhóm 5.

Điều đáng chú ý là chỉ từ TP.HCM ra Hà Nội rồi ngược lại và hỏi một vấn đề không quá rắc rối (chỉ là vấn đề phát sinh), nhưng đến ngày 29-5-2020 Cục Quản lý dược mới có văn bản trả lời cho rằng 2 thuốc này chỉ đủ điều kiện xếp nhóm 5 (thuốc rẻ hơn so với nhóm 3).

Thời gian giữa hỏi và trả lời đã mất hơn 8 tháng, gây khó khăn rất nhiều cho việc xử lý phát sinh và thậm chí thuốc cũng đã trúng thầu, đã được bán với giá nhóm 3 nhưng thực chất tiêu chuẩn lại chỉ đạt nhóm 5. Lúc này tiền thuốc chênh lệch lại do người bệnh và Quỹ Bảo hiểm y tế (thực chất quỹ cũng là của người dân) phải gánh chịu.

Chưa biết khi nào giải quyết được

Theo bảng chênh lệch giá mua vào của cơ sở y tế và chi phí thuốc được Bảo hiểm y tế thanh toán (mua vào đắt do chậm đấu thầu) tại 109 đơn vị có sử dụng thuốc và Bảo hiểm y tế có thanh toán tại TP.HCM, tổng chênh lệch giá giữa giá mua bằng cách gia hạn hợp đồng cũ khoảng 80 tỉ đồng.

Ngày 27-9-2016, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản đề xuất thanh toán khoản chênh lệch này, cho rằng chậm đấu thầu thuốc (theo hướng dẫn mới trong thông tư 01) là do khách quan, việc gia hạn hợp đồng (thực hiện theo kiểu cũ) để đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh, nay nếu thu hồi khoản chênh lệch sẽ "gây khó khăn cho các đơn vị tự chủ tài chính".

Vì vậy Sở Y tế TP.HCM đề nghị TP.HCM "bố trí nguồn kinh phí phù hợp" để giải quyết khoản chênh lệch này cho ngành y tế.

Tuy nhiên đến 30-11-2016, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu đã có phúc đáp, cho biết không có cơ sở xem xét, giải quyết khoản chênh lệch do thời gian chậm đấu thầu. Từ đó đến nay khoản tiền 80 tỉ này vẫn cứ "treo" và cũng chưa biết đến bao giờ mới được giải quyết.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

6 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước