TP.HCM - trung tâm tài chính, muộn còn hơn không!

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Bất cứ quốc gia nào, sự phát triển đều dựa vào hai cấu phần căn bản, đó là nền kinh tế thực thông qua sản xuất, kinh doanh... và nền kinh tế tài chính tiền tệ thông qua quá trình phân phối chu chuyển vốn trong thị trường, xã hội.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta những năm qua khẳng định rất rõ vai trò của thị trường tài chính.

Kinh nghiệm cho thấy ở đâu nền kinh tế thực phát triển nhanh, bền vững đều có thị trường tài chính lành mạnh, hiệu quả. Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Trung Quốc... đều có các thị trường tài chính bậc cao, biểu hiện qua các trung tâm tài chính quốc tế như New York, London, Tokyo... hoặc các trung tâm tài chính khu vực như Frankfurt, Shanghai..., các trung tâm tài chính hải ngoại như Hong Kong, Singapore... Chính những trung tâm tài chính này giúp nền kinh tế nước đó phát triển như vũ bão.

Với Việt Nam, thị trường tài chính còn đang ở trình độ phát triển thấp, phần nào làm cho tốc độ phát triển kinh tế không cao hơn. Có phải những khó khăn khi chuyển đổi nền kinh tế hơn 30 năm qua là lý do làm cho khát vọng phát triển thị trường tài chính Việt Nam còn khá nhạt nhòa chăng? 

Có lý do đó. Nhưng nguyên nhân chính có lẽ là từ nhận thức. Nhận thức đó lại có gốc rễ sâu xa từ cách thức thiết lập luật lệ trên thị trường tài chính còn khá nông cạn, tương phản với mức độ hội nhập sâu vào thế giới của nền kinh tế nước ta.

Muộn còn hơn không. Mong muốn cải cách để có một thị trường tài chính chuyên nghiệp làm nền tảng hình thành một trung tâm tài chính khu vực và xa hơn nữa là trung tâm tài chính quốc tế, cần được đặt ra một cách bức thiết và hành động theo lộ trình khả thi. 

Muốn vậy, trước hết cần nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường tài chính. Bên cạnh việc thị trường hóa cao độ các dịch vụ tài chính tương thích với các thông lệ, chuẩn mực của quốc tế thông qua việc sửa đổi luật lệ, quy định, chính sách... các nhà điều hành thị trường tài chính cũng cần phải chuyên nghiệp, tách bạch các chức năng ban hành luật lệ và giám sát thị trường. 

Kế đến là cần đa dạng hóa các thành phần tham gia thị trường, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, từ ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các định chế quản lý tài sản, các công ty bảo hiểm, các định chế tài chính trung gian, các nhà đầu tư tổ chức, các nhà phát hành giấy tờ có giá, các công ty môi giới... 

Yếu tố thứ ba là cơ sở hạ tầng và vị thế địa lý của thị trường tài chính hay trung tâm tài chính. Về cơ sở hạ tầng thì ngày nay với những tiến bộ của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, yêu cầu này có thể được giải quyết thấu đáo. 

Một trung tâm tài chính biểu tượng cho cả đất nước nên lựa chọn vị thế địa lý phản ảnh quy mô kinh tế, thương mại, tài chính, đầu tư, dịch vụ... như ở TP.HCM là thích hợp.

Nếu bắt đầu công việc từ năm nay, khi cả dân tộc kỷ niệm 75 năm ngày lập nước, thì 10 năm sau, 20 năm sau khi nhìn lại với sự phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế, sao ta lại không lạc quan tin tưởng rằng những bước chân trên con đường đã qua là đúng đắn, chứa đựng kỳ vọng mãnh liệt về trung tâm tài chính của khu vực đã trở thành hiện thực ở TP.HCM.

Quảng Ngãi: Thông qua quy hoạch Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ rộng 3.396ha

(Xây dựng) - Sáng 22/9, tại Kỳ họp 17 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026, các đại biểu đã thông qua quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Bình Thanh.

3 giờ trước

Xây dựng Việt Trì xứng tầm là thành phố trung tâm tỉnh Phú Thọ, cực phát triển phía Tây Bắc Thủ đô

(Xây dựng) – Ngày 21/9, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2040. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.

3 giờ trước

Cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng cho ngành Kiến trúc Việt Nam

(Xây dựng) – Đây là ý kiến của Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch – Kiến trúc (Bộ Xây dựng), TS.KTS Hồ Chí Quang khi phát biểu dẫn đề tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển kiến trúc bền vững – Thích ứng với biến đổi khí hậu”, chiều 8/9.

12 ngày trước

Mê Linh (Hà Nội): Quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Xây dựng) - Ngày 9/9, UBND huyện Mê Linh tổ chức Hội nghị báo cáo quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

12 ngày trước

Thái Nguyên: Hủy bỏ đồ án quy hoạch chi tiết Khu bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc

(Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ký ban hành quyết định hủy bỏ đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc và khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng ăn uống và khu neo đậu tàu, trạm sửa chữa bảo dưỡng tàu.

12 ngày trước

Thanh Hóa: Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng huyện Cẩm Thủy

(Xây dựng) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3195/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

12 ngày trước

Quảng Trị: Phát triển huyện Hải Lăng trở thành thị xã trước năm 2040

(Xây dựng) – Ông Lê Đức Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký và ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đến năm 2040, định hướng đến 2050.

12 ngày trước

Bắc Giang lập quy hoạch cụm công nghiệp xanh hơn 77ha

(Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái có diện tích hơn 77ha ở huyện Hiệp Hòa.

12 ngày trước