TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái tại các KCX- KCN

3 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Chương trình phát triển điện mặt trời áp mái và năng lượng tái tạo tại các khu chế xuất- khu công nghiệp (KCX- KCN) TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020- 2024 đặt mục tiêu phát triển 1.000 MWp tổng công suất hệ thống điện mặt trời áp mái với 1.000 DN trong các KCX- KCN, khu công nghệ cao (KCNC) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hưởng ứng tham gia.

Phát triển điện mặt trời áp mái giảm áp lực cho ngành điện

Để thực hiện mục tiêu này Hiệp hội Các doanh nghiệp KCN TP. Hồ Chí Minh  (HBA), Ban quản lý các KCN- KCX TP. Hồ Chí Minh (HEPZA) và Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã cùng phát động Chương trình phát triển điện mặt trời áp mái và năng lượng tái tạo tại các KCX- KCN  giai đoạn 2020- 2024 chiều ngày 19/6.

1135 tp hcm dien mat troi

TP. Hồ Chí Minh phát triển điện mặt trời áp mái


Ông Nguyễn Lê Tân- Phó trưởng phòng phát triển năng lượng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đánh giá: TP. Hồ Chí Minh là một trong những đô thị phát triển với mật độ dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ điện của các nhóm thương mại, công nghiệp, hộ gia đình... cao hơn các thành phố khác. Đặc biệt, trong bối cảnh hệ thống điện đang nhiều chịu áp lực về đảm bảo về cung ứng điện tiêu dùng và sản xuất ngày càng tăng. Trong khi các nguồn sản xuất điện truyền thống như nhiệt điện, khí điện, thủy điện, hạt nhân... có nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến môi trường. Việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo trong đó có điện mặt trời áp mái được xem là một trong những giải pháp góp phần giảm áp lực cho ngành điện hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Bé- Chủ tịch HBA cho biết, chương trình phát triển điện mặt trời áp mái và năng lượng tái tạo tại các KCX- KCN TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2024 đặt mục tiêu phát triển được 1.000 MWp tổng công suất hệ thống điện mặt trời áp mái với 1.000 DN tại các KCX- KCN, KCNC hưởng ứng và lắp đặt hệ thống. Các DN tham gia sẽ được hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật, kết nối những định chế tài chính, tổ chức tín dụng, ngân hàng, đồng thời nâng cao ảnh hưởng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và phát triển xuất khẩu cũng như được hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc hòa lưới và mua bán điện mặt trời. Nếu hoàn thành mục tiêu đề ra, hoạt động này sẽ giúp giảm 10- 15% lượng điện tiêu thụ, góp phần giảm 23 triệu tấn khí CO2, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng đô thị, giảm áp lực ô nhiễm môi trường.

Các DN quyết tâm cao phát triển năng lượng sạch

Ông Bé cho biết thêm điện mặt trời áp mái và năng lượng tái tạo đang được Nhà nước khuyến khích phát triển. Đây cũng là lý do nhiều DN chuyên lắp đặt điện mặt trời liên tục hình thành. Hơn nữa, TP. Hồ Chí Minh với 17 KCN - KCX đã có 4.141ha, trong đó 2.700ha đất công nghiệp đã xây dựng 1.500 nhà máy. KCNC có 900ha với khoảng 80 nhà máy. Như vậy, tính toán sơ bộ có khoảng 500 - 1.000ha diện tích mái nhà để lắp đặt điện mặt trời áp mái. Ngoài ra, lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nhiệt độ trong nhà xưởng sẽ giảm từ 4- 50 C.

Với dư địa lớn, nhiều tính năng ưu việt các KCN - KCX - KCNC trở thành mục tiêu tương đối thuận lợi mà EVN HCMC đang quan tâm hỗ trợ, đấu nối, hòa lưới điện, với chỉ tiêu trước mắt là 100MW vào năm 2020 và 1.000MW cho 5 năm tiếp theo.

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh còn đầu tư KCX Linh Trung 3 ở Tây Ninh, KCN Long Hậu ở Long An. Do vậy, Tổng công ty Điện lực miền Nam cũng hết sức quan tâm chương trình phát triển điện mặt trời áp mái tại các tỉnh thành như Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai… để có thể tăng nguồn cung cấp điện năng cho các DN hoạt động trong các KCX- KCN

Ông Bùi Trung Kiên- Phó Tổng giám đốc EVN HCMC cho hay: trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực trên toàn thế giới, Việt Nam đối diện bài toán tìm nguồn năng lượng mới. Năng lượng tái tạo với ưu điểm là nguồn năng lượng xanh và sạch, chính là nguồn năng lượng của tương lai gần, có thể dần thay thế các nguồn điện truyền thống. Vì thế việc đầu tư điện mặt trời áp mái và năng lượng tái tạo đã có sự nhận thức tích cực ủng hộ và tham gia của các công ty hạ tầng, các DN và nhà máy tại các KCN - KCX - KCNC, những nơi có mái nhà đang chờ đợi sự đầu tư. Ngành điện lực sẽ giới thiệu một số mô hình điển hình của các nhà máy, các mái nhà đã lắp đặt thành công hệ thống điện mặt trời và giới thiệu các giải pháp tài chính, giải pháp công nghệ và kỹ thuật, các nhà cung ứng thiết bị thuộc tốp đầu trên thế giới, các tập đoàn, ngân hàng, quỹ đầu tư đã thực hiện thành công và đang đồng hành cùng chương trình điện mặt trời áp mái trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước