Tổng lượng vốn FDI vào Ấn Độ vượt ngưỡng 500 tỷ USD

4 năm trước Nguồn: Bộ Công Thương

Theo số liệu của Cục Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại nội địa (DPIIT) thuộc Bộ Công thương Ấn Độ, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ giai đoạn từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020 đạt 500,12 tỷ USD, điều này đã khẳng định vững chắc vị thế của nước này như một điểm đến đầu tư chủ chốt và an toàn trên thế giới.

Trong đó, lượng vốn đầu tư từ Mauritius đạt 144,71 tỷ USD, chiếm 29% tổng lượng vốn đầu tư vào Ấn Độ, tiếp theo là vốn đầu tư từ Singapore đạt 106 tỷ USD  chiếm 21%, đầu tư từ Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản  đạt 7% mỗi nước và Anh  chiếm 6%.

Kể từ khi Chính phủ của Thủ tướng Narendre Modi lên năm quyền, dòng vốn FDI vào Ấn Độ đã ghi nhận bước tăng trưởng đáng kể. Trong năm tài chính 2015-2016, Ấn Độ thu hút 40 tỷ USD vốn FDI, tăng 35% so với năm trước đó. Trong các năm tài chính 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019 và 2019-2020, dòng vốn FDI vào Ấn Độ lần lượt đạt 43,5 tỷ USD, 44,85 tỷ USD, 44,37 tỷ USD và 50 tỷ USD.

Các lĩnh vực quan trọng thu hút lượng lớn FDI bao gồm dịch vụ, phần mềm và phần cứng máy tính, viễn thông, thương mại, phát triển xây dựng, ô tô, hóa chất và dược phẩm.

Bình luận về vấn đề này, ông Nischal Arora, chuyên gia tại công ty tư vấn Nangia Andersen India cho rằng mốc 500 tỷ USD này là một chỉ dấu về niềm tin vững chắc của nhà đầu tư nước ngoài vào các nền tảng kinh tế mạnh mẽ như Ấn Độ.

Trong khi đó, ông Rajat Wahi, đối tác của hãng tư vấn tài chính Deloitte India, cho rằng trong khi tiềm năng thị trường nói chung của Ấn Độ luôn rất lớn do dân số đông, nhiều yếu tố khác như thuận lợi kinh doanh, đất đai, luật lao động sửa đổi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nguồn nhân tài, logistics và sự ổn định chính trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn FDI. Ông đánh giá mặc dù Ấn Độ đã cải thiện đáng kể trong nhiều lĩnh vực trong 5 năm qua, song nước này vẫn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể cạnh tranh với các nước như Trung Quốc và các thị trường khác như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

3 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

3 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

3 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

3 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

3 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

3 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

3 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

3 năm trước