Tình hình chỉ đạo điều hành ứng phó, khắc phục hiệt hại do bão số 9 gây ra

3 năm trước Nguồn: Bộ Công Thương

Bão số 9 đã đổ bộ vào đất liền tại tỉnh Quảng Ngãi lúc 12h ngày 28/10/2020, đây là cơn bão mạnh, có sức tàn phá lớn. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục ATMT) báo cáo tình hình chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả do bão số 9 gây ra cập nhật đến thời điểm 16h00 ngày 29/10/2020, cụ thể như sau:

I. Diễn biến của bão và dự báo sau bão
 
Khoảng 12h trưa ngày 28/10/2020, bão số 9 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Thời điểm đổ bộ, tâm bão có gió mạnh cấp 12 (115-135km/h), giật cấp 15. Sức gió quan trắc được mạnh cấp 9, giật cấp 12 ở Bình Châu (Quảng Ngãi), một số nơi ở Bình Định, Gia Lai và Quảng Nam gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 9-10 ở thời điểm bão đổ bộ đất liền.
 
Khi vào sâu đất liền bão di chuyển chậm. Các tỉnh từ Quảng Nam đến phía bắc Bình Định có gió cấp 11-12, giật cấp 14. Tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Yên gió cấp 8-10, giật cấp 12. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Trị và phía bắc tỉnh Khánh Hòa có gió từ cấp 6 đến cấp 8, giật cấp 10.
 
Ban đầu đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong ở Quảng Ngãi do chằng chống nhà ở, chặt tỉa cành cây để chống bão; 26 thuyền viên bị mất tích do 2 tàu bị chìm gồm: Tàu BĐ96388-TS/12 LĐ bị chìm lúc 13h30 ngày 27/10 cách bờ Phú Yên 330km về phía Đông và tàu BĐ97469-TS/14 LĐ bị chìm cách Hòn Tre (Khánh Hòa) 310 km; 55 mất tích người do sạt lở đất tại Quảng Nam.
 
Dự báo trong ngày hôm nay đến hết ngày mai tại các tỉnh duyên hải Miền Trung từ Quảng Trị đến Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa rất to với lượng mưa từ 250 - 450 mm, sau đó mưa dịch chuyển về khu vực Bắc Trung Bộ từ Quảng Bình đến Nghệ An lượng mưa phổ biến từ 200 - 400 mm/đợt.
 
Lũ trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai đã đạt đỉnh và đang xuống; trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị đang lên. Hôm nay, lũ trên sông Thạch Hãn đạt đỉnh trên DBB3 0,4m sau đó xuống; Trên các sông từ Quảng Bình đến Nghệ An ở mức trên, dưới BDD2, riêng sông Kiến Giang tại Lệ Thủy trên BDD3.
 
II. Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ và Ban Chỉ huy
 
1. Để chuẩn bị ứng phó với bão, Bộ đã ban hành Công điện số 8080/CĐ-PCTT ngày 26 tháng 10 năm 2020 gửi Sở Công Thương các tỉnh duyên hải từ Nghệ An đến Phú Yên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên; các Tập đoàn, Tổng công ty; các chủ đập thủy điện và chủ công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh nêu trên để chỉ đạo các đơn vị, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: (i) Công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện đang vận hành phát điện và các dự án thủy điện đang thi công xây dựng; (ii) Các đơn vị thủy điện tổ chức ứng trực 24/24, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, sẵn sàng biện pháp xử lý các tình huống sự cố đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong khu vực; vận hành hồ chứa tuân thủ quy trình vận hành và chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; rà soát bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết sẵn sàng trong trường hợp bị cô lập dài ngày; (iii) Các đơn vị sản xuất công nghiệp tổ chức kiểm tra để xử lý các vị trí xung yếu, gia cố, giằng néo công trình đảm bảo an toàn; (iv) Sở Công Thương đảm bảo cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu; đôn đốc các doanh nghiệp thủy điện và công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh thực hiện các nội dung của Công điện; (v) Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát, đảm bảo bình ổn giá trên thị trường.
 
2. Sau khi bão đổ bộ vào đất liền, trước diễn biễn phức tạp của mưa do hoàn lưu bão gây ra, ngày 29/10/2020, Bộ đã ban hành Công điện số 8207/CĐ-PCTT chỉ đạo các đơn vị ứng phó hiệu quả với mưa hoàn lưu; cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân, ổn định thị trường và khắc phục nhanh nhất hậu quả do bão gây ra để sớm đưa sản xuất ổn định trở lại.
 
3. Tham dự các cuộc họp để ứng phó bão số 9 tại Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT.
 
4. Cử Lãnh đạo Cục tham gia Đoàn công tác do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng chủ trì chỉ đạo công tác triển khai ứng phó với bão số 9 tại các tỉnh trong vùng ảnh hưởng của bão.
 
5. Chỉ đạo Văn phòng thường trực về PCTT&TKCN (VPTT) tổ chức trực ban 24/24 để kịp thời nắm bắt diễn biến của thiên tai; theo dõi thường xuyên công tác vận hành các hồ chứa thủy điện; tình hình cung ứng hàng hóa và biến động của thị trường tại các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão để báo cáo, tham mưu chỉ đạo.
 
III. Tình hình ứng phó và khắc phục hậu quả.
 
1. Tình hình điều tiết nước tại các hồ chứa thủy điện
 
Trong quá trình ứng trực, VPTT thường xuyên liên lạc, gọi điện trực tiếp đến các Nhà máy thủy điện khu vực duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên trong vùng ảnh hưởng của bão để cập nhật thông tin, nắm bắt hiện trường và truyền tải thông tin chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo TW về PCTT, Bộ đến các chủ đập, hồ chứa để nhanh chóng triển khai thực hiện và yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh để vận hành đảm bảo an toàn công trình và hạ dần mức nước để tăng khả năng cắt/giảm/phòng lũ do bão và hoàn lưu của bão bão số 9 gây ra.
Hiện nay, tại các hồ chứa thủy điện lớn, có dung tích phòng lũ đang vận hành như sau: Lưu lượng xả/ lưu lượng về hồ (m3/s):
+ Lưu vực sông Cả: Các hồ vận hành ở chế độ bình thường.
+ Lưu vực sông Hương: Bình Điền: 151/441m3/s (đang giảm lũ 290 m3/s); các hồ khác vận hành ở chế độ bình thường.
+ Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn: Trước khi bão số 9 đổ bộ, tổng dung tích cắt lũ của các hồ thủy điện 250 triệu m3 (A Vương 31: triệu m3; Đắc Mi 4: 66 triệu m3; Sông Bung 4: 66 triệu m3; Sông Tranh 2: 86 triệu m3).
+ Đỉnh lũ về hồ Đắc Mi4 lúc 15 giờ 45 phút hôm qua là 15.571,47 m3/s; vận hành xả 7.074 m3/s, đã cắt lũ được 8.497,47 m3/s. Hiện nay các hồ A Vương, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 đang vận hành ở chế độ bình thường.
+ Lưu vực sông Ba: Sông Ba Hạ: 2000/2975 m3/s (đang giảm lũ 975 m3/s)
+ Lưu vực các sông Trà Khúc; sông Sê San; sông Đồng Nai: Các hồ thủy điện vận hành ở chế độ bình thường.
 
2. Công tác cung cấp hàng hóa thiết yếu, kiểm soát thị trường:
 
- Tại Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Phú Yên, Khánh Hòa và 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên đã dự trữ hàng hóa lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu theo kế hoạch.
 
- Tại các tỉnh bị ngập lụt nặng trước bão số 9 gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đến nay đã tiếp tục dự trữ hàng hóa lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác đợt 2 để sẵn sàng cho mùa mưa bão năm nay.
 
Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại, cơ bản giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu tại các tỉnh ngập lụt trước bão số 9 đã trở về mức giá trước khi lũ lụt xảy ra, riêng có mặt hàng rau, củ, quả, tuy giá đã giảm mạnh nhưng hiện đang còn tăng khoảng 2.000 - 5.000 đ/kg, thịt lợn tăng 5.000 - 10.000 đ/kg so với giá trước lũ lụt.
 
3. Công tác vận hành, cung cấp, sửa chữa khôi phục điện:
 
a) Sửa chữa khôi phục điện do hậu quả lũ lụt trước bão số 9.
 
- Hiện nay, tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, một số khu vực nước ngập sâu nên đang cắt điện để đảm bảo an toàn tại 11 xã/phường; đêm qua và hôm nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 01 xã, cụ thể: Quảng Bình cắt điện 3 xã, Quảng Trị cắt điện 6 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 1 xã), Quảng Nam cắt điện 2 xã.
 
- Kể từ khi xảy ra mưa lũ đến nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 319 xã, cụ thể: Hà Tĩnh 90 xã, Quảng Bình 114 xã, Quảng Trị 77 xã, Thừa Thiên Huế 27 xã/phường, Quảng Nam 11 xã.
 
b) Ứng phó với bão số 9
 
- Vận hành nguồn điện, lưới điện
+ Nguồn điện: Các nhà máy hoạt động bình thường.
+ Lưới điện truyền tải 500kV: Sự cố tại 5 đoạn đường dây, đã khôi phục xong ngay sau khi bão đi qua.
+ Lưới điện truyền tại 220kV: Sự cố tại 9 đoạn đường dây, đã khôi phục xong 8 đoạn ngay sau bão đi qua; đoạn Đà Nẵng - Tam Kỳ khôi phục xong lúc 13h ngày 29/10.
+ Lưới điện trung áp, hạ áp: Do sự cố và chủ động cắt điện tại các tỉnh để đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị, ngay sau bão đi qua, cùng với 11 xã bị mất điện do ngập lụt trước bão số 9 nâng tổng số xã bị mất điện là 718 xã tại các tỉnh: Quảng Bình: 19 xã, Quảng Trị: 90 xã, Thừa Thiên Huế: 56 xã, Đà Nẵng: 10 phường, Quảng Nam: 233 xã, Quảng Ngãi: 168 xã, Bình Định: 60 xã, Phú Yên: 15 xã, Gia Lai: 37 xã, Đăk Lăk: 4 xã, Kon Tum: 26 xã.
 
Đêm qua và hôm nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 149 xã, hiện đang mất điện tại 576 xã, cụ thể: Quảng Bình cắt điện 2 xã (khôi phục, cấp điện trở lại 1 xã), Quảng Trị cắt điện 36 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 54 xã), Thừa Thiên Huế: 30 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 26 xã), Đà Nẵng: 17 phường/xã (tăng 7 xã), Quảng Nam cắt điện 222 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 11 xã), Quảng Ngãi: 166 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 2 xã), Bình Định: 45 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 15 xã), Phú Yên: 9 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 6 xã), Gia Lai: 24 xã(khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 13 xã), Đăk Lăk: 4 xã, Kon Tum: 21 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 5 xã).
 
Hiện nay, EVN đang huy động các nguồn lực để kiểm tra và khôi phục trở lại nhanh nhất cho các phụ tải khi đảm bảo các điều kiện về an toàn.
 
4. Các lĩnh vực công nghiệp khác
 
Để triển khai các nội dung trong Công điện số 8080/CĐ-PCTT ngày 26 tháng 10 của Bộ Công Thương, các Tập đoàn, Tổng công ty đều đã có Công điện chỉ đạo, kiểm tra tình hình triển khai thực tế tại những khu vực trọng điểm. Các đơn vị trực tiếp sản xuất đã thực hiện các nội dung công việc để ứng phó với bão số 9.
Theo báo cáo nhanh từ các Sở Công Thương; Tập đoàn; Tổng công ty thì đến nay chưa có thiệt hại về người, về tài sản thiệt hại không lớn, các đơn vị đang thống kê.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước