Tìm cách tiếp cận nơi sạt lở Phước Sơn: Nếu thời tiết tốt sẽ dùng trực thăng

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Hiện nay, đường DH1 đi từ hướng xã Phước Thành tới Phước Lộc đã thông tuyến tới cầu Xà Oai. Tuy nhiên, từ cầu Xà Oai đi vào Phước Lộc còn khoảng 50km có rất nhiều điểm sạt lở rất nghiêm trọng.

Tìm cách tiếp cận nơi sạt lở Phước Sơn: Nếu thời tiết tốt sẽ dùng trực thăng - Ảnh 1.

Cuộc họp đang diễn ra tại UBND huyện Phước Sơn - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Sáng 30-10, ông Nguyễn Mạnh Hà - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam - chủ trì cuộc họp bàn phương án tiếp cập hiện trường vụ sạt lở ở Phước Sơn.

Theo ông Hà, hiện hai đường tiếp cận đến xã đều không được. Từ xã đi vào hiện trường bị chia cắt hết, qua phân tích thì do lũ quét.

Hiện nay, đường DH1 đi từ hướng xã Phước Thành tới Phước Lộc đã thông tuyến tới cầu Xà Oai. Tuy nhiên, từ cầu Xà Oai đi vào Phước Lộc còn khoảng 50km có rất nhiều điểm sạt lở rất nghiêm trọng.

Ông Hà nói nếu thời tiết thuận lợi như hôm qua sẽ huy động trực thăng. Nhưng hôm nay sương mù, phải tính cho phù hợp. Nếu trời quang mây tạnh sẽ huy động máy bay.

Tìm cách tiếp cận nơi sạt lở Phước Sơn: Nếu thời tiết tốt sẽ dùng trực thăng - Ảnh 2.

Bản đồ 2 điểm sạt lở làm 2 cán bộ và 11 người dân mất tích tại xã Phước Lộc, Phước Sơn - TẤN LỰC

Thực phẩm, nước uống căng thẳng

Hiện dân tại thôn 6 là 119 khẩu, lương thực không đảm bảo. Sáng nay xã Phước Lộc đã huy động đưa nhu yếu phẩm vào.

Xã Phước Lộc (904 người) còn 4 tấn gạo, xã Phước Thành còn 700kg, và 217 công nhân thủy điện Đắk Mi 2. Sạt lở chia cắt khiến đường sá không tiếp cận được, tình hình cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân rất căng thẳng.

Hiện 3 xã bị cô lập tại huyện Phước Sơn số lượng người dân mất nhà rất nhiều. Như xã Phước Lộc trên 30 hộ mất nhà, xã Phước Thành 41 hộ mất sạch nhà và tài sản, trên người chỉ còn một bộ đồ, còn tài sản trôi sạch. Xã Phước Kim cũng có 15 hộ mất hoàn toàn nhà ở. 

Vấn đề nước sinh hoạt cũng rất căng thẳng, xã Phước Lộc, Phước Thành còn 2 ngày nữa mất nước, phải hứng nước mưa vì hệ thống nước sạch không còn. Ông Nguyễn Mạnh Hà yêu cầu lực lượng của huyện phải tính toán bố trí ăn ở tạm thời cho dân.

Tìm cách tiếp cận nơi sạt lở Phước Sơn: Nếu thời tiết tốt sẽ dùng trực thăng - Ảnh 3.

Lực lượng quân sự, công an tại cuộc họp - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Ông Nguyễn Quảng, phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, cho biết trước mắt sẽ ưu tiên sử dụng lực lượng tại chỗ xã Phước Lộc và huy động lực lượng xã Phước Thành gần đó vào ứng cứu, tìm kiếm người mất tích trước. 

Đến giờ phút này, các xã còn lại rất ít gạo và thực phẩm, do đó huyện sẽ huy động số gạo dành cho học sinh các trường để cứu giúp cho dân. Đồng thời, cố gắng vận chuyển gạo tiếp tế từ tỉnh vào được càng sâu càng tốt. 

Huyện cũng xuất ngân sách mua nhu yếu phẩm, quần áo cần thiết để đảm bảo dân đủ ấm. Tuy nhiên, nếu không có đường nào khác để tiếp cận tiếp tế cho các xã thì huyện Phước Sơn đề nghị quân đội hỗ trợ máy bay thả hàng tiếp tế cho dân.

Tìm cách tiếp cận nơi sạt lở Phước Sơn: Nếu thời tiết tốt sẽ dùng trực thăng - Ảnh 4.

Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Phước Sơn, trung tá Nguyễn Trung Kiên - Ảnh:ĐOÀN CƯỜNG

Tìm cách tiếp cận hơn 200 công nhân

Hiện tại Công ty thủy điện Đăk Mi 2 còn 217 công nhân bị cô lập hoàn toàn, chia cắt. Sông Đăk Mi chưa thể qua. Lương thực đủ ăn cho 2 ngày. Lực lượng chức năng đang tìm cách tiếp cận bảo đảm tiếp tế lương thực, thực phẩm. Ban chỉ huy quân sự huyện Phước Sơn có các đề xuất, kiến nghị.

Với một số công nhân bị cô lập, trước hết thực hiện tiếp tế lương thực, thực phẩm qua dây cáp đã được công ty kéo qua trạm vận hành tại khu vực cầu Khỉ.

Với công nhân tại nhà máy và đập chính, tìm cách tiếp cận lương thực: Phương án 1: Tìm cây to cắt cho ngã ngang qua suối làm cầu. Phương án 2: có thể kiểm tra đường từ Đăk Choong, Đăk Lây cơ động vào. Phương án 3 đề nghị trực thăng treo và thả lương thực, thực phẩm.

Huyện đội đề nghị đặt Sở chỉ huy tiền phương tại UBND xã Phước Công để tiện chỉ huy tìm kiếm do gần với khu vực nhóm công nhân thủy điện bị cô lập và nhóm 13 người dân và cán bộ mất tích tại Phước Lộc.

Các lực lượng tham gia tìm kiếm nhóm 11 người dân và 2 cán bộ mất tích tại xã Phước Lộc hôm nay bao gồm: Bộ Tư lệnh Quân khu V, Tỉnh đội, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an huyện, Huyện đội Phước Sơn và lực lượng tại chỗ của xã Phước Lộc và xã Phước Thành.

Tìm cách tiếp cận nơi sạt lở Phước Sơn: Nếu thời tiết tốt sẽ dùng trực thăng - Ảnh 5.

Đại diện Bộ tư lệnh Quân khu 5 có các đề xuất về các phương án tiếp cận - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Đại tá Trương Quang Nhạn, phó tham mưu trưởng Bộ tham mưu Quân khu V, nói hiện xã Phước Lộc và thủy điện Đăk Mi 2 từ nhà điều hành, trạm trộn bêtông và đập chính bị cô lập toàn bộ. Hiện nhóm hơn 160 công nhân tại đập chính không có thông tin liên lạc trong khi đường vào sạt lở, thông tin không đảm bảo. 

Đại tá Nhạn đề xuất Tỉnh ủy và Huyện ủy sử dụng lực lượng và phương tiện xã Phước Lộc và các xã lân cận hỗ trợ nhau tìm kiếm 11 người dân và 2 cán bộ mất tích. Đảm bảo đời sống cho người dân địa phương và điều tiết cho nhóm công nhân thủy điện nếu có thể. 

Đồng thời phải xây dựng phương án tìm kiếm cụ thể, đảm bảo an toàn cho lực lượng. Ngoài ra, khảo sát đường từ hướng Kon Tum để tìm hiểu khả năng mở đường vào hiện trường. Khi thời tiết tốt, sẽ xin trực thăng tiếp tế bằng máy bay.

Tìm cách tiếp cận nơi sạt lở Phước Sơn: Nếu thời tiết tốt sẽ dùng trực thăng - Ảnh 6.

Đến sáng nay đường vào các xã bị chia cắt trong vùng sạt lở có người gặp nạn ở Phước Lộc vẫn còn nước lớn chia cắt - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Kết luận cuộc họp bàn phương án tìm kiếm, ông Nguyễn Mạnh Hà chỉ đạo huyện Phước Sơn và các xã tiếp tục sử dụng lực lượng tại chỗ, huy động lực lượng thanh niên vào việc tìm kiếm nhóm 13 người mất tích. Hiện có trên 140 người tại xã Phước Lộc có thể vận động tham gia tìm kiếm tại hai điểm có người mất tích. 

Đồng thời, cho tập kết lương thực thực phẩm tại xã Phước Công và Phước Kim, khảo sát đường vào xã Phước Công để tính phương án lập Sở chỉ huy tiền phương tại đây.

Đưa chó nghiệp vụ, bay flycam tìm kiếm nạn nhân mất tích ở Trà Leng

Tìm cách tiếp cận nơi sạt lở Phước Sơn: Nếu thời tiết tốt, hôm nay dùng trực thăng - Ảnh 4.

Các chiến sĩ được tăng cường vào hiện trường tìm kiếm nạn nhân mất tích chiều 29-10 - Ảnh: LÊ TRUNG

7h30 sáng 30-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hồ Quang Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết thông tin từ 9h sáng nay, lực lượng cứu hộ sẽ huy động thêm chó nghiệp vụ lên hiện trường vụ sạt lở ở Trà Leng, Nam Trà My để hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân đang còn mất tích.

Lực lượng chức năng cũng sẽ sử dụng thiết bị thiết bị bay flycam dọc sông Leng để tìm kiếm.

Hiện nay còn 14 người trong vụ sạt lở đang mất tích. Các phóng viên Tuổi Trẻ Online tại hiện trường tiếp tục cập nhật cuộc tìm kiếm các nạn nhân.

Cuộc gọi từ vệ tinh của hai phóng viên báo Tuổi Trẻ lúc 9h45 sáng 30-10

Hai phóng viên báo Tuổi Trẻ là Ngọc Hiển và Lê Trung đang có mặt tại tâm điểm vị trí tìm kiếm tại điểm sạt lở Trà Leng, Thôn 1.

Hiện trường rất ngổn ngang, các lực lượng cứu hộ vẫn khẩn trương thông đường, tìm kiếm nạn nhân mất tích.

Hiện có hơn 300 nhân lực từ bộ đội, công an, dân quân địa phương đang nỗ lực tìm kiếm sự sống các nạn nhân ở dưới lớp bùn đất. Còn 14 người chưa được tìm thấy.

Đang có mưa phùn nhẹ, nhưng không ảnh hưởng công tác tìm kiếm. Các lực lượng vẫn rất nỗ lực, đào bới bùn đất, lật tung các gốc cây ngổn ngang.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

6 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước