Thủ tướng: '8G' để phát triển Đồng bằng sông Cửu Long

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Phát biểu kết luận chỉ đạo Hội nghị lần thứ 3 về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu diễn ra tại TP Cần Thơ sáng 13-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra khái niệm '8G' để phát triển.

Thủ tướng: 8G để phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận chỉ đạo hội nghị - Ảnh: CHÍ QUỐC

Đây là hội nghị do Chính phủ tổ chức với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, chuyên gia, các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều tổ chức quốc tế để đưa ra những chính sách phát triển mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

"Cần phải có quan điểm chiến lược tiếp cận mới. Trong viễn thông có 5G, tôi xin đưa ra 8G để vận dụng trong thực tiễn Đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung 8G mà tôi nói chưa có trong nghị quyết 120 mà Chính phủ đã ban hành, tôi đề nghị cơ quan thường trực chỗ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà tiếp thu, bổ sung nghị quyết 120", Thủ tướng nói.

"8G": Giao, Giáo, Giang, Gắn, Giàu, Giỏi, Già, Giới

"Giao": Dành nguồn lực, tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông thủy lợi và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là hệ thống đường cao tốc, tạo kết nối thuận tiện, chi phí thấp, thúc đẩy giao thương cho vùng.

"Giáo": Giáo dục là chìa khóa vàng của phát triển bền vững đối với Đồng bằng sông Cửu Long, vừa là đáp án cho bài toán phát triển ngắn hạn lẫn dài hạn. Cần chú trọng nội hàm của "giáo dục, giáo dục và giáo dục". 

Giáo dục thứ nhất là giáo dục cơ bản, đảm bảo mọi người cần học hết bậc phổ thông, không được phép để trẻ em nào không được đến trường vì điều kiện tài chính. 

Giáo dục thứ hai là giáo dục nghề, đảm bảo người dân có cơ hội tiếp cận việc làm cơ bản. 

Giáo dục thứ ba là giáo dục trình độ cao, là cơ sở chuyển đổi cao hơn về năng suất và thu nhập, bao gồm cả quản lý cao cấp.

Thủ tướng: 8G để phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Thủ tướng đề nghị nghiên cứu "kinh tế sông" vì đây là lợi thế rất riêng của Đồng bằng sông Cửu Long. Trong ảnh: một góc sông Tiền nhìn từ TP Vĩnh Long - Ảnh: CHÍ QUỐC

"Giang": Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sông nước, kinh tế và sinh kế người dân nơi đây đều gắn liền với sông. Chiến lược phát triển cần tận dụng lợi thế, phát huy vai trò của sông để phát triển nông nghiệp, lúa gạo, trái cây, thủy sản. Thủ tướng đề nghị nghiên cứu khái niệm "kinh tế sông", đây là vấn đề lớn, cần nghiên cứu để phát triển.

"Gắn": Là gắn kết giữa trung ương với địa phương, giữa Nhà nước với thị trường, giữa người dân với doanh nghiệp, giữa trong nước với quốc tế, đặc biệt gắn với liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển bền vững. Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì hãy cùng đi.

"Giàu": Tiếp tục thu hút người giàu, người khá giả, doanh nghiệp có tiềm lực đến đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Cần "xây tổ đón đại bàng", muốn vậy phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương.

"Giỏi": Thu hút tài năng đến đóng góp chất xám, trí tuệ cho Đồng bằng sông Cửu Long. Nên có diễn đàn trí thức Đồng bằng sông Cửu Long để quy tụ chuyên gia, trí thức, nhà khoa học hàng đầu, có tấm lòng, góp sáng kiến về sự phát triển này.

"Già": Già hóa dân số và chính sách an sinh xã hội. Đồng bằng sông Cửu Long có mức độ già hóa cao hơn so với bình quân cả nước. Do đó, cần có chính sách chủ động cho vấn đề dân số già hóa và hình thành mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn để phục vụ người già và người yếu thế.

"Giới": Thúc đẩy bình đẳng giới, tiếp cận cơ hội việc làm, phát huy vai trò, vị trí của người phụ nữ. Do đó, cần có chiến lược đảm bảo cơ hội cho lao động nữ được giáo dục, tiếp cận việc làm theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0.

Thủ tướng: Tăng tốc phát triển kinh tế xã hội và sắp xếp bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết năm 2025 Chính phủ hướng đến tăng tốc, bứt phá hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nhiệm kỳ và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

2 tháng trước

Khánh Hòa: Phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu Khu dân cư phía Tây đường 2 tháng 4

(Xây dựng) - UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư phía Tây đường 2 tháng 4 thuộc phường Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.

2 tháng trước

Đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước

(Xây dựng) - Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước.

2 tháng trước

Cần Thơ: Phê duyệt dự toán chi phí lập 02 Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

(Xây dựng) – UBND thành phố Cần Thơ vừa phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập 02 Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đó là Quyết định số 1383/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất bãi bồi sông Hậu và Quyết định số 1382/QĐ-UBND phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập Đồ án quy hoạch khu đất Bãi công trường 6.

8 tháng trước

Hà Tĩnh: Điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Vũ Quang

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 1508/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Vũ Quang, tỷ lệ 1/5.000.

8 tháng trước

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 556/QĐ-TTg ngày 22/6/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

8 tháng trước

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

1 năm trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

1 năm trước