Thứ trưởng Lê Xuân Định: Không còn 'thung lũng chết' trong khoa học

6 ngày trước Nguồn:

Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết nhà khoa học có thể trực tiếp đưa tri thức vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.

Tại chương trình đối thoại với thanh niên chiều 24/3, PGS Đào Việt Hằng (Đại học Y Hà Nội) nêu câu hỏi về cơ chế, chính sách cho phép và khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học được tham gia thiết lập, điều hành các doanh nghiệp dựa trên chính kết quả nghiên cứu của mình. "Chúng tôi mong muốn các sản phẩm nghiên cứu có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước", PGS Hằng nói.

PGS Đào Việt Hằng. Ảnh: Nhật Bắc

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định khẳng định đây là nguyện vọng chính đáng của thanh niên và trí thức trẻ Việt Nam. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt mục tiêu quan trọng là gỡ bỏ rào cản, giải phóng năng lực sáng tạo từ khu vực nghiên cứu để chuyển hóa thành năng lực đổi mới tại các doanh nghiệp.

Ông chỉ rõ giữa nghiên cứu công nghệ và thương mại hóa sản phẩm thường tồn tại "thung lũng chết" - nơi nhiều ý tưởng khoa học tiềm năng lại thiếu tính khả thi thị trường. Giải pháp then chốt là sự hợp tác giữa chuyên gia khoa học và nhà kinh doanh, tạo ra sản phẩm vừa đột phá công nghệ, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại giá trị gia tăng cao. Đây là cốt lõi của đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết 57 đã cho phép cơ chế khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc khu vực công lập tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu của họ. Chính phủ sau đó ban hành Nghị quyết 193 về việc thử nghiệm các chính sách đột phá nhằm phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Theo Nghị quyết 193, cơ sở công lập được phép sử dụng tài sản công (bao gồm tài sản trí tuệ) và tiền từ các quỹ để thành lập, tham gia hoạt động hoặc góp vốn vào doanh nghiệp. Điều này tương tự mô hình "doanh nghiệp khởi nguồn" (spin-off) phổ biến trên thế giới, nơi tài sản trí tuệ là nguồn vốn chủ yếu. Nghị quyết cũng quy định rõ việc định giá tài sản, thẩm quyền và thủ tục phê duyệt.

Đồng thời, Nghị quyết 193 cho phép viên chức tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở công lập thành lập hoặc tham gia thành lập, góp vốn, cùng với các quy định về quyền và trách nhiệm của người cử và người được cử.

Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định. Ảnh: Nguyên Phong

Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết điều này có nghĩa là những người sáng tạo ra tri thức sẽ có cơ hội trực tiếp đưa tri thức đó vào doanh nghiệp để biến thành sản phẩm, dịch vụ, khắc phục giai đoạn "thung lũng chết" giữa nghiên cứu và thị trường. Sự kết hợp giữa chuyên môn khoa học và năng lực kinh doanh sẽ tạo ra sản phẩm khả thi về công nghệ và thị trường, mang lại giá trị gia tăng lớn.

Để hỗ trợ, Chính phủ đang xây dựng hệ sinh thái thuận lợi, bao gồm ưu đãi về vốn và thuế. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo (kể cả khởi nghiệp sáng tạo) sẽ được khấu trừ chi phí chịu thuế lên đến 150%.

Ngoài ra, các yếu tố như quỹ đầu tư mạo hiểm, hạ tầng khoa học công nghệ (đặc biệt là phòng thí nghiệm) sẽ được quan tâm đầu tư với tổng chi 20-25% ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của quốc gia trong 5-10 năm tới.

Thứ trưởng Lê Xuân Định tin rằng việc mở cửa cho các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức tham gia thành lập, điều hành doanh nghiệp từ tri thức sáng tạo sẽ tạo cơ hội để các nhà khoa học, đặc biệt là trí thức trẻ, đóng góp trực tiếp vào phát triển đất nước.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Nhật Bắc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng chia sẻ về chiến lược hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ cao, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp và sự quan tâm của quốc tế đối với lực lượng trẻ Việt Nam.

Theo ông, Chính phủ đã có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57, bao gồm cả hợp tác quốc tế và coi ngoại giao khoa học công nghệ là nòng cốt để phục vụ phát triển kinh tế. Việt Nam đang xây dựng mạng lưới đối tác toàn cầu, thu hút các tập đoàn công nghệ lớn và kết nối trí thức trong và ngoài nước.

Vũ Tuân

Chuyến bay của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng vì hỏa hoạn tại Anh

Do hỏa hoạn tại trạm biến áp gần sân bay Heathrow (London), hôm nay chuyến bay VN55 từ Hà Nội đi London phải chuyển hướng hạ cánh sân bay Munich (Đức).

6 ngày trước

TP HCM sẽ trình diễn 10.500 drone đêm 30/4

Ngoài bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật ở nhiều điểm, TP HCM dự kiến trình diễn cùng lúc 10.500 drone vào tối 30/4, số lượng lớn nhất từ trước tới nay trên cả nước.

6 ngày trước

Bà Hồ Thị Hoàng Yến làm Bí thư Bến Tre

Bộ Chính trị chuẩn y bà Hồ Thị Hoàng Yến giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2020-2025 sau gần hai năm làm quyền Bí thư Tỉnh ủy.

6 ngày trước

Đà Nẵng làm công viên trên đất dự án resort bị thu hồi

UBND thành phố quyết định thu hồi một phần dự án khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên công cộng rộng hơn 2,4 ha.

6 ngày trước

Khánh thành đập dâng nước hình chiếc lá ở Bình Định

Đập dâng Phú Phong tổng mức đầu tư 738 tỷ đồng, ở thượng nguồn sông Kôn, khánh thành chiều 22/3, giúp cung cấp nước tưới, cải thiện môi trường và phát điện.

6 ngày trước

Xử phạt 4 tài xế xe sang lấn làn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Cảnh sát giao thông xử phạt 4 tài xế lái xe Porsche vượt ẩu, lấn làn ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai tổng cộng 20 triệu đồng.

6 ngày trước

Ra mắt sách những lần tách nhập đơn vị hành chính

Bộ sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân ghi chép những lần chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Hùng Vương đến nay.

6 ngày trước

Lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp trong tháng 5

Quốc hội đang chuẩn bị các bước để sửa đổi Hiến pháp năm 2013, với kế hoạch lấy ý kiến nhân dân trong tháng 5 đến tháng 6.

6 ngày trước