Thi công đường dây 500KV mạch 3 tại Quảng Nam: Vướng giải phóng mặt bằng

4 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Mặc dù đã có nhiều buổi làm việc, thống nhất giữa lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và UBND tỉnh Quảng Nam nhằm tháo gỡ khó khăn về bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn nhưng đến nay, công tác này vẫn chưa được giải quyết, dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ.

thi cong duong day 500kv mach 3 tai quang nam vuong giai phong mat bang

Dậm chân tại chỗ

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án (QLDA) các công trình điện miền Trung (CPMB) - đơn vị thực hiện quản lý dự án, đoạn tuyến đường dây 500kV mạch 3 đi qua tỉnh Quảng Nam có chiều dài hơn 121km, gồm 269 vị trí móng trụ điện (VT). Dù có sự chủ động của chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp với địa phương, nhưng đến nay, đoạn tuyến này mới bàn giao được 226/269 vị trí móng, đạt 84%; phần hành lang tuyến bàn giao 132/269 khoảng cột, đạt 49% (tỷ lệ thấp nhất trong các địa phương có đường dây 500kV mạch 3 đi qua).

Theo kế hoạch ban đầu, đường dây 500kV phải hoàn thành vào quý II/2020, nhưng do những khó khăn về BTGPMB, EVN đã xin Chính phủ lùi thời gian và được chấp thuận đến cuối năm 2020. Trước đó, ngày 20/7/2020, tại buổi làm việc giữa Tổng giám đốc EVN với UBND tỉnh Quảng Nam, ông Huỳnh Khánh Toàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam - đã khẳng định, tỉnh sẽ huy động cả hệ thống chính trị để vận động người dân bàn giao mặt bằng. Đồng thời, yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành, huyện cần sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Cụ thể, tiến độ bàn giao đối với các vị trí móng là trong tháng 7 và hành lang tuyến trong tháng 8, để chủ đầu tư hoàn thành dự án theo kế hoạch.

Từ thời điểm đó đến nay đã gần 2 tháng, nhưng tiến độ vẫn gần như không biến chuyển, phần bàn giao vị trí móng chỉ nâng lên từ 80 lên 84%, phần hành lang tuyến từ 17 lên 49%. Thời gian thi công còn lại không nhiều, khối lượng rất lớn, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao của địa phương, sẽ dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ toàn bộ dự án.

Cần sự vào cuộc quyết liệt của địa phương

Trong những buổi làm việc, các đơn vị thuộc EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia đã chỉ ra những nguyên nhân vướng mắc, đề xuất phương án giải quyết cụ thể cho từng địa phương của tỉnh Quảng Nam.

Ông Bùi Công Cường - Phó giám đốc CPMB - cho biết, để hoàn thành đóng điện công trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, CPMB kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam xem xét, chỉ đạo UBND huyện Nông Sơn khẩn trương trình phê duyệt phương án bồi thường phần hành lang tuyến qua địa bàn huyện để CPMB chi trả tiền và bàn giao mặt bằng nhằm triển khai công tác kéo rải dây; chỉ đạo UBND huyện Tiên Phước tập trung nhân lực GPMB cho dự án.

Đối với địa bàn huyện Hiệp Đức, cần sớm hoàn tất trình phê duyệt cho 4 VT móng và 4 khoảng cột còn lại. Đối với huyện Bắc Trà My, chỉ đạo Ban quản lý Dự án - Quỹ đất, UBND xã Trà Đông khẩn trương hoàn tất hồ sơ liên quan đến hộ dân vị trí 999 gửi UBND huyện để ban hành quyết định cưỡng chế trước ngày 20/9/2020.

CPMB cũng kiến nghị, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo huyện Nông Sơn, Tiên Phước hoàn tất các thủ tục liên quan, trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra giá đất cụ thể để có cơ sở lập, niêm yết thực hiện bố trí tái định cư cho các hộ dân phải di dời ra khỏi hành lang tuyến; hỗ trợ giải quyết những vướng mắc pháp lý liên quan đến đất đai…

Cùng với đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo một số huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ dân nhận tiền đền bù để bàn giao móng cột và hành lang tuyến cho đơn vị thi công. Đối với một số hộ dân, sau khi vận động giải thích mà không chấp hành chính sách, đề nghị các lực lượng chức năng hỗ trợ thi công.

Đường dây 500kV là công trình trọng điểm, có vai trò rất quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Do đó, cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

3 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

3 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

3 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

3 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

3 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

3 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

3 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

3 năm trước