Thay đổi chiến lược xét nghiệm Covid-19

3 năm trước Nguồn: Báo Vnexpress

Hà NộiViệt Nam sẽ nghiên cứu hoặc nhập khẩu kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên Covid-19 để sử dụng tại sân bay, cảng hàng không.

Sáng 3/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, các chuyên gia nhấn mạnh tinh thần phải sống chung an toàn với dịch bệnh và thảo luận sâu về chiến lược xét nghiệm phù hợp với tình hình mới.

Các đại biểu khẳng định, thời gian qua, Việt Nam đã triển khai hiệu quả các biện pháp phòng chống Covid-19, trong đó có vai trò quan trọng của công tác xét nghiệm, nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm, trang thiết bị y tế. Đến nay, với quy mô dân số gần 100 triệu, nhưng tổng chi phí chống dịch của Việt Nam chưa đến 400 triệu USD. Việt Nam không chỉ ngăn chặn dịch hiệu quả mà còn là một trong những nước chống dịch tiết kiệm nhất.

Thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra phải bảo đảm mục tiêu kép là vừa chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế. Trước mắt, Việt Nam cần mở các chuyến bay thương mại đón chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường các hoạt động giao lưu đem lại lợi ích cho quốc gia, cùng với những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Để thực hiện được mục tiêu kép này, các chuyên gia nhấn mạnh phải thay đổi chiến lược xét nghiệm theo hướng tổ chức xét nghiệm nhanh tại các sân bay quốc tế, cửa khẩu, nơi công cộng đông người để đẩy nhanh việc sàng lọc, phát hiện ca bệnh, không để sót, lọt ca nhiễm nCoV.

Trên thế giới, nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... đã xét nghiệm nhanh để quản lý người nhập cảnh tại sân bay.

Cán bộ y tế lấy mẫu bệnh phẩm từng người tại sân bay Nội Bài để xét nghiệm, ngày 18/3. Ảnh: Giang Huy

GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đánh giá chiến lược xét nghiệm trong thời gian tới sẽ giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí.

Hiện, Việt Nam có hai phương pháp xét nghiệm Covid-19 là xét nghiệm nhanh và xét nghiệm bằng phương pháp Realtime - PCR. Nhược điểm của loại kit xét nghiệm nhanh tìm kháng thể là chỉ có độ nhạy, độ đặc hiệu cao với người nhiễm bị nCoV từ 7 ngày trở lên.

Trong khi đó, xét nghiệm tìm kháng nguyên đang được thực hiện bằng phương pháp Realtime - PCR có thời gian lâu, yêu cầu cao về kỹ năng, quy trình thao tác.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu chiến lược xét nghiệm mới, Thường trực Ban Chỉ đạo, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho rằng cần đẩy mạnh phát triển các loại kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên. Kit xét nghiệm này phải dễ thao tác, có thể sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện có, thời gian thực hiện ngắn hơn nhưng độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn phương pháp Realtime - PCR.

Việt Nam đang có ba đơn vị nghiên cứu kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, ở những khâu cuối cùng để có sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc công ty cổ phần Sao Thái Dương, cho biết đang triển khai phương án Realtime-LAMP là kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên cho phép phát hiện Covid-19 với độ đặc hiệu, độ nhạy tương đương với phương pháp Realtime - PCR, nhưng thời gian ra kết quả ngắn hơn nhiều. Kit xét nghiệm này sẽ tận dụng máy móc, thiết bị có sẵn ở các trung tâm y tế dự phòng nên có thể tăng năng lực xét nghiệm từ 9 đến 12 lần; đáp ứng nhu cầu xét nghiệm nhanh tại sân bay, bệnh viện trong thời gian ngắn, lưu lượng lớn.

Trong khi đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang phối hợp nhận chuyển giao quy trình để sớm thử nghiệm kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên theo công nghệ enzyme của Mỹ. Ngoài ra, công ty Medicon cũng đang nghiên cứu kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên.

Đại diện các đơn vị nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm khẳng định có thể sản xuất được bộ kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên có chất lượng tương tương với các nước phát triển.

Đáp lại, Bộ Y tế cho biết sẽ hỗ trợ các đơn vị trên đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, sản xuất bộ kit xét nghiệm. Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định trong tuần này sẽ tham vấn các doanh nghiệp, tuần sau báo cáo cấp có thẩm quyền triển khai đề tài nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên.

Tại cuộc họp, các chuyên gia cũng đề xuất, trong khi chờ sản phẩm trong nước, trước mắt Việt Nam có thể nhập khẩu kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên có chất lượng cao từ một số nước tiên tiến để sử dụng tại các sân bay, cảng hàng không.

Công viên trước UBND TP HCM mang diện mạo mới

Hàng cây sứ ở Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở UBND thành phố được thay bằng nhiều loại hoa, mai tứ quý... tạo cảnh quan mới cho khu vực.

1 tháng trước

Đề xuất nâng cấp cao tốc qua Ninh Bình lên 4 làn xe hoàn chỉnh

Tỉnh Ninh Bình đề xuất mở rộng đoạn cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 14 km với 4 làn xe hạn chế thành 4 làn hoàn chỉnh, có làn dừng khẩn cấp.

1 tháng trước

Miền Bắc sẽ mưa lạnh dịp Tết Giáp Thìn

Ngày 27-28 tháng chạp, không khí lạnh sẽ tràn đến miền Bắc, mùng 1 Tết thêm đợt tăng cường khiến trời mưa lạnh, vùng đồng bằng dao động 14-23 độ C.

2 tháng trước

Sửa miễn phí hơn nghìn xe máy cho công nhân về Tết

TP HCMNhiều doanh nghiệp, nhà máy tổ chức sửa xe, thay nhớt, phụ tùng miễn phí để công nhân về Tết an toàn.

2 tháng trước

GS Võ Tòng Xuân: Miền Tây có thể sản xuất 4 vụ lúa một năm

GS Võ Tòng Xuân nêu các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với lợi thế nước ngọt quanh năm có thể làm 4 vụ lúa, song một số chuyên gia cho rằng tăng vụ ẩn chứa rủi ro.

2 tháng trước

Bến phà Gót ra đảo Cát Bà sẽ dừng hoạt động từ 1/3

UBND TP Hải Phòng vừa thống nhất dừng bến phà Gót chở khách từ đất liền ra đảo Cát Bà từ ngày 1/3 để thực hiện dự án khu công nghiệp cảng cửa ngõ quốc tế.

2 tháng trước

Khuyến cáo chủ xe đăng kiểm trước hạn

Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo chủ phương tiện tận dụng thời điểm tháng hai và tháng ba đi đăng kiểm sớm trước thời hạn để tránh ùn tắc tại các thành phố lớn.

2 tháng trước

Đà Nẵng khánh thành 3 dự án giao thông gần 2.500 tỷ đồng

Ba dự án giao thông trọng điểm của thành phố đều nằm ở phía Tây, giúp kết nối hệ thống giao thông, cứu hộ cứu nạn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

2 tháng trước