Tăng giá dịch vụ thoát nước: Người dùng nước 'cõng' tăng phí kép?

4 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP về việc ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn giai đoạn 2020-2024 thay thế cho phí bảo vệ môi trường (thu theo sử dụng nước sạch).

Tăng giá dịch vụ thoát nước: Người dùng nước cõng tăng phí kép? - Ảnh 1.

Tiền thu từ dịch vụ thoát nước sẽ dùng vào mục đích đầu tư, duy tu, phát triển hệ thống thoát nước tại TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN

Một trong các phương án được cho khả thi là mức giá dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải được đề xuất tăng đều 5% qua các năm, cùng với việc trước đó giá nước ở TP.HCM có lộ trình tăng trong giai đoạn 2019-2022, người sử dụng nước có thể phải "cõng tăng phí kép".

Mỗi hóa đơn có thể chịu thêm 45% thuế, phí

Hiện nay người sử dụng nước trên địa bàn TP ngoài trả tiền mua nước sạch còn phải đóng 10% VAT và 10% phí bảo vệ môi trường (thu trên đơn giá nước sạch).

Theo tờ trình của Sở Xây dựng, phí bảo vệ môi trường sẽ được thay thế bằng tên gọi là giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. Cách thu vẫn dựa vào đơn giá sử dụng nước của mỗi hộ dân. Về mức thu cụ thể, Sở Xây dựng đề xuất 3 phương án.

Phương án 1: tăng 3%/năm - lấy giá nước sạch năm 2019, mức thu phí môi trường 10%. Từ năm 2020-2024, mức thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tính thêm 3% mỗi năm.

Phương án 2: tăng trung bình 5%/năm. Từ năm 2020-2024, mức thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tính thêm 5% mỗi năm.

Phương án 3: phương án tăng cao - năm 2020 giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải sẽ thu bằng 20% giá nước sạch, giai đoạn từ 2021-2024, mức thu phí tính thêm 5% mỗi năm.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, với 3 phương án trên thì phương án 2 là khả thi, đảm bảo không đột biến gây tác động đáng kể và không ảnh hưởng đến nguồn chi ngân sách trong suốt lộ trình. Bên cạnh đó, mức thu đề xuất như trên ít có tác động đến thu nhập người dân, đặc biệt là người nghèo ở mức có thể chấp nhận được.

Ngoài ra, sở này còn trích dẫn nhận định của Ngân hàng Thế giới đánh giá việc áp dụng giá dịch vụ thoát nước "không ảnh hưởng nhiều" đến đời sống của đại bộ phận người dân TP.

Với mức đề xuất theo phương án 2, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được áp dụng từ năm 2020 sẽ có mức thu như sau:

Nếu tính theo giá nước sạch trung bình năm 2020 tại TP.HCM là 9.590 đồng/m3 thì người dân sẽ chịu 15% của mức giá nước trên để chi trả cho giá dịch vụ thoát nước (khoảng 1.439 đồng).

Cứ theo lộ trình tăng mỗi năm 5%, đến năm 2024 giá trung bình cho 1m3 nước khoảng 12.107 đồng thì người dân phải chịu mức phí cho dịch vụ thoát nước là 4.237 đồng (tương đương 35%).

Được biết từ tháng 11-2019, giá nước tại TP.HCM cũng được điều chỉnh tăng qua các năm cho đến lộ trình năm 2022. Vì vậy cùng với đề xuất tăng mức giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải, người sử dụng nước trên địa bàn TP chịu cảnh tăng "kép" (chưa kể 10% VAT).

Trường hợp tờ trình này được duyệt đến năm 2024, người sử dụng nước phải trả khoảng 45% thuế phí (bao gồm 35% giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải; 10% VAT).

Ví dụ thực tế một hộ gia đình mỗi tháng sử dụng hết 1 triệu đồng tiền nước sẽ phải đóng thêm khoảng 450.000 tiền thuế phí vào năm 2024?

Tăng giá dịch vụ thoát nước: Người dùng nước cõng tăng phí kép? - Ảnh 2.

Tiền phí dịch vụ thoát nước dùng để làm gì?

Trong tờ trình này, Sở Xây dựng TP cho biết đối với nguồn thu từ dịch vụ thoát nước sẽ để lại 1% trên tổng số thu thực tế để chi trả cho chi phí dịch vụ đi thu, thực hiện các nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác (nếu có).

Phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho các mục đích đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước và các chi phí hợp lệ khác theo quy định hiện hành.

Sở Xây dựng nhận định lộ trình mà sở này đề xuất căn bản tạo sự công bằng trong xã hội. Người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm của mình trong việc xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường thông qua việc phải chi trả chi phí cho hoạt động đó.

Bên cạnh đó, số tiền thu được có thể đáp ứng cho chi phí của các hoạt động quản lý vận hành, duy tu, bảo trì hệ thống thoát nước, nước thải, bùn thải trong giai đoạn tiếp theo.

Điều này sẽ giúp cho việc giảm mức bao cấp từ ngân sách TP, cũng như đảm bảo nguồn chi trả nợ vay từ các hoạt động đầu tư vào hệ thống thoát nước từ vốn ODA và khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư bằng hình thức đối tác công tư (PPP).

Về phương thức thu đối với các hộ dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV thì phí cho dịch vụ thoát nước sẽ được thu kèm theo hóa đơn tiền nước.

Đối với các hộ dân không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì tiếp tục thu phí bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nước thải theo quy định.

Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng phương án thu tiền dịch vụ cho các đối tượng này.

Theo tiến sĩ Phạm Viết Thuận - viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường, hiện nay nguồn kinh phí đầu tư vào xử lý nước thải, chống ngập khá lớn. Trong khi ngân sách hạn hẹp, việc tìm nguồn thu, huy động xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực này là cần thiết.

Tuy nhiên, ông Thuận cho rằng việc tăng giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải như trên khó khả thi bởi: nguồn thu được từ người dân sẽ không đủ bù vào khoản đầu tư, duy tu, xử lý nước thải, chống ngập nhưng gây ra sự bàn tán trong dư luận xã hội.

Còn việc muốn thay đổi mức thu phải có cơ sở dữ liệu để đánh giá và phải có lộ trình nghiên cứu lâu dài xem việc áp dụng mức phí mới có hợp lý, thuận lòng dân.

Bên cạnh đó, ông Thuận cũng lo ngại hiện TP đang khuyến khích người dân sử dụng nước sạch, giảm khai thác nước ngầm để tránh các hệ lụy về môi trường. Việc áp dụng thu phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải sẽ làm người dân e dè trong việc sử dụng nước sạch.

Thủ tướng: Tăng tốc phát triển kinh tế xã hội và sắp xếp bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết năm 2025 Chính phủ hướng đến tăng tốc, bứt phá hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nhiệm kỳ và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

2 tháng trước

Khánh Hòa: Phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu Khu dân cư phía Tây đường 2 tháng 4

(Xây dựng) - UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư phía Tây đường 2 tháng 4 thuộc phường Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.

2 tháng trước

Đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước

(Xây dựng) - Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước.

2 tháng trước

Cần Thơ: Phê duyệt dự toán chi phí lập 02 Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

(Xây dựng) – UBND thành phố Cần Thơ vừa phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập 02 Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đó là Quyết định số 1383/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất bãi bồi sông Hậu và Quyết định số 1382/QĐ-UBND phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập Đồ án quy hoạch khu đất Bãi công trường 6.

8 tháng trước

Hà Tĩnh: Điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Vũ Quang

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 1508/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Vũ Quang, tỷ lệ 1/5.000.

8 tháng trước

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 556/QĐ-TTg ngày 22/6/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

8 tháng trước

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

1 năm trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

1 năm trước