Sẽ xây dựng 3 trung tâm công nghiệp hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô

4 năm trước Nguồn: Theo Báo Công Thương

Đó là nội dung tại báo cáo gửi Quốc hội của Bộ Công Thương liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương, trong đó có nội dung về phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Tỷ lệ nội địa hóa chưa cao

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tại thời điểm này tỷ lệ nội địa hóa đối với xe thương mại trong nước cơ bản đáp ứng các mục tiêu đề ra tại chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành ô tô, tuy nhiên đối với ô tô con, tỷ lệ nội địa hóa lại rất thấp. Cụ thể, các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản thị trường nội địa (tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 55%, vượt chỉ tiêu so với quy hoạch ngành ôtô đề ra).

Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi (ô tô con) mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, chắc chắn sẽ không đạt mục tiêu đề ra tại quy hoạch ngành ôtô - Báo cáo nêu rõ.

Theo đó, các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…

Tỷ lệ nội địa hóa thấp, các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ôtô phải nhập khẩu từ nước ngoài - phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm… từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Điều này là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam cao hơn từ 10 - 20% so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Vì vậy, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có năng lực cạnh tranh kém hơn (đặc biệt về giá thành) so với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN.

Nguyên nhân tỷ lệ nội địa hóa đạt thấp trong ngành ôtô là do các chính sách, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô trong thời gian dài trước đây còn duy ý chí, chưa phù hợp với quy luật của thị trường, đề ra những mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa quá cao so với dung lượng thị trường của ngành. “Để nội địa hóa các chi tiết thông thường, mỗi mẫu xe phải đạt quy mô 50.000 chiếc/năm. Thậm chí nếu muốn nội địa hóa các chi tiết, linh kiện có độ phức tạp, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao như các chi tiết của động cơ, hộp số, ly hợp, thân vỏ... phải cần quy mô sản xuất hàng trăm ngàn chiếc/năm cho mỗi mẫu xe”- báo cáo nêu rõ.

Tạo sức bật cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Tại báo cáo, Bộ Công Thương cũng thẳng thắn thừa nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong nước còn rất yếu kém, không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về cung ứng linh phụ kiện của các hãng ôtô toàn cầu có trụ sở lắp ráp tại Việt Nam. Mặt khác, tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp toàn cầu ngành ôtô thường sử dụng các doanh nghiệp đã từng cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi sản xuất của họ hoặc các doanh nghiệp cùng quốc tịch, ít tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia chuỗi giá trị.

Việt Nam cũng chưa chủ động được các nguyên vật liệu đầu vào cơ bản phục vụ sản xuất linh phụ kiện cho ngành ôtô. Khoảng 80 - 90% nguyên liệu chính phục vụ sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao... hiện vẫn phải nhập khẩu.

Xuất phát từ những vấn đề này, tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, chiều ngày 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và đặc biệt sau phiên họp mới đây của Thủ tướng Chính phủ cách đây 4 tháng về công nghiệp hỗ trợ đã xây dựng nghị quyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó định hướng một số nội dung cơ bản cụ thể: Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát lại để xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp với các cam kết hội nhập để chúng ta hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển.

“Về dài hạn, chúng ta sẽ tiếp tục có các chính sách mới trong quản lý và thu hút đầu tư để đảm bảo các doanh nghiệp FDI có sự liên kết và chuyển giao công nghệ cũng như tạo ra những lan tỏa cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, cần tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ của chúng ta có điều kiện phát triển.

Bên cạnh đó, tiếp tục tranh thủ những điều kiện của các hiệp định thương mại tự do để định hướng cho các doanh nghiệp tham gia phát triển vào trong các chuỗi giá trị, nhất là khai thác các thị trường mới.

“Bộ Công Thương sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách mới, nhất là hướng vào xây dựng các trung tâm đổi mới công nghệ và hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của chúng ta tiếp cận. Sắp tới sẽ xây dựng 3 trung tâm công nghiệp hỗ trợ giới thiệu công nghệ ở tại ba vùng để doanh nghiệp hỗ trợ của chúng ta có điều kiện tiếp cận”- Bộ trưởng khẳng định tại phiên chất vấn.

Giải pháp nữa được Bộ trưởng để cập là bảo vệ thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô bằng các hàng rào kỹ thuật, thuế quan phù hợp cam kết quốc tế và thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo, với dự kiến điều chỉnh chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng miễn giảm cho tỷ lệ giá trị nội địa đối với ô tô sản xuất trong nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng nội địa hóa. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước