QUY TRÌNH SỬ DỤNG AN TOÀN VỚI CẨU THÁP

4 năm trước Nguồn: Sưu tầm Internet

Cẩu tháp là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các công trình xây dựng lớn, tuy nhiên trong quá trình sử dụng thường kéo theo những tai nạn lao động không nhỏ gây thiệt hại về người và của. Vì vậy khi vận hành công nhân lái cẩu tháp ngoài việc việc nắm rõ cấu tạo của cẩu tháp thì cần tuân thủ nguyên tắc an toàn để đảm bảo không gây ra những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Cần trục tháp hay còn gọi là cẩu tháp là loại máy nâng có bộ phận thân tháp có chiều cao lớn được sử dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng cao ốc và các công trình xây dựng lớn. Cẩu tháp có đủ các cơ cấu nâng hạ vật thay đổi tầm quay đối với quay và di chuyển  đồng thời có thể vận chuyển hàng trong khoảng không gian phục vụ lớn kết cấu hơp lí dễ tháo lắp và tính linh động cao. Tải trọng của cần trục thay đổi theo tầm với thông số đặc trưng cơ bản của cần trục cẩu tháp là momen tải trọng và phụ thuộc vào tải trọng nâng và tầm với.

Trong xây dựng người ta sử dụng cần trục cẩu tháp có tải trọng từ 3 tới 10 tấn tầm với 25m chiều cao nâng đến 50m. Để xây dựng các nhà cao tầng các tháp có độ cao lớn người ta phải cố định cần trục cẩu tháp neo vào các công trình để đảm bảo an toàn trong lao động. Việc nguy cơ gây mất an toàn trong sử dụng các thiết bị máy móc là điều quan trọng và đáng lưu tâm khi ảnh hưởng tới người và tài sản.

 

1. Công dụng
– Sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các cấu  kiện xây dựng lên cao trong các công trình có độ cao  lớn, khối lượng công việc lớn trong khoảng thời gian thi công dài.

– Được dùng để thi công nhà cao tầng, trụ cầu lớn.  công trình thủy điện.

2. Cấu tạo chung
Gồm nhiều đoạn lắp ghép lại với nhau bằng mối ghép bu lông tại thân tháp dạng giàn thép không gia. Đầu tháp có thể chuyển động quay được trên đoạn tháp trên cùng.
Cần và cần đặt đối trọng được lắp khớp với đầu tháp và được neo giữ nằm ngang, có thể hạ xuống hoặc nâng lên được khi cần thiết.
Xe con mang vật di chuyển được trên ray nhờ cáp kéo để thay đổi tầm với.
Pa lăng nâng vật có các puli cố định lắp trên xe con.
Cột ráp nối dùng để thay đổi chiều cao của thân tháp.
Các cơ cấu:
Cần trục tháp loại này có các cơ cấu như: cơ cấu nâng hạ vật, cơ cấu di chuyển xe con để thay đổi tầm với và cơ cấu quay. Ở các cơ cấu này, thì cần trục tháp có thể vận chuyển hàng ở trong vùng làm việc của nó là hình trụ xuyên.
Cũng tuỳ theo loại, ngoài ra cần trục tháp có thể còn có các cơ cấu khác như di chuyển, nâng hạ cần, di chuyển đối trọng, thay đổi chiều cao thân tháp…
3. Phân loại
Dựa trên đặc điểm làm việc của thân tháp thì cần trục tháp được chia làm 2 loại:
– Cần trục tháp có thân tháp quay
– Cần trục tháp có thân tháp không quay (đầu tháp quay)
Dựa vào dạng cần, chia 2 loại:
– Cần trục tháp có cần nâng hạ
– Cần trục tháp có cần đặt nằm ngang
Dựa vào khả năng di chuyển:
– Cần trục tháp đặt cố định
– Cần trục tháp di chuyển trên ray
Dựa vào khả năng thay đổi độ cao, có các loại sau:
– Cần trục tháp tự nâng, tăng dần độ cao bằng cách nối dài thêm thân tháp.
– Cần trục tháp tự leo, cần trục leo dần lên cao theo sự phát triển độ cao của công trình.
– Cần trục tháp không thay đổi được độ cao.
4. Các nguy cơ mất an toàn khi điều khiển cẩu tháp
Rơi tải trọng: xảy ra do việc nâng quá tải nên đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc tải. Do người lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh. Do phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, momen phanh quá bé, dây cáp bị mòn hoặc đứt và mối nối cáp không đảm bảo…
Sập cần: Đây là sự cố thường xảy ra và gây chết người do nối cáp không đúng kỹ thuật, khóa cáp mất, hỏng phanh, cẩu quá tải ở tầm với xa nhất làm đứt cáp. Sự cố sập cần nếu xảy ra thì đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng tới người và tài sản khi thi công.
Việc lựa chọn mặt đất không bằng phẳng, không ổn định lún, nghiêng sẽ làm  dẫn tới tính trạng đổ cẩu, hoặc nếu cẩu quá tải, vướng vào các vật xung quanh cũng dẫn tới tình trạng đổ cẩu.
Các tai nạn về điện: do thiết bị điện chạm vỏ, cần cẩu chạm mạng điện, hay bị phóng điện hồ quang, thiết bị đè lên dây cáp mạng điện thiết bị nâng xâm nhập vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện trong trường hợp tai nạn về điện rất dễ thiệt hại về người vì thế cần cẩn thận trước khi vận hành.
Chèn ép: người giữa phần quay của trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật, cán, kẹp người trên đường ray.
5. Quy định đảm bảo an toàn lao động với thợ vận hành cần trục tháp
Điều 1: Thiết bị nâng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu và đăng ký sử dụng theo đúng quy định.

Điều 2: Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau mới được làm việc với cần trục tháp:
– Có tuổi trong độ tuổi lao động do nhà nước quy định.
– Đã qua kiểm tra khám sức khỏe bởi cơ quan y tế.
– Được đào tạo chuyên môn phù hợp, được huấn luyện AT, VSLĐ và có các chứng chỉ kèm theo (gồm người lái, người làm tín hiệu, người móc tải). Định kỳ 12 tháng/lần những người này phải được huấn luyện và kiểm tra kiến thức chuyên môn và an toàn.
– Được giao quyết định điều khiển cần trục bằng văn bản có chữ ký của giám đốc.

Điều 3: Công nhân làm việc trên cần trục tháp phải sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp theo chế độ gồm:

– Áo quần vải dày
– Mũ cứng
– Găng tay vải bạt
– Áo mưa
– Giày bảo hộ chống trượt

Điều 4: Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của các chi tiết và bộ phận quan trọng của cần trục tháp, thử lần lượt từng bộ phận của nó ở trạng thái không tải xem hoạt động của chúng có bình thường không. Chú ý xem xét tình trạng chất lượng của móc, cáp, dây tiếp đất, trụ chắn khóng chế hành trình, bộ phận chặn hoặc thiết bị chống lật cần, thiết bị chống tự di chuyển, thắng hãm các loại… Nếu có bộ phận, chi tiết nào hư hỏng phải báo cáo cho người phụ trách để tìm biện pháp khắc phục mới được vận hành.

Điều 5: Giữa người lái và người làm tín hiệu phải phối hợp nhịp nhàng thống nhất theo ngôn ngữ quy ước giữa hai bên mà quy phạm “KTAT thiết bị nâng đã quy định”. Trong trường hợp người lái nhìn thấy tải trọng trong suốt quá trình nâng chuyển thì người móc tải kiêm luôn tín hiệu viên.

Điều 6: Khi cho cần trục tháp làm việc trong vùng bảo vệ của đường dây tải điện phải có phiếu thao tác. Phiếu phải chỉ rõ các biện pháp an toàn, trình tự thực hiện các thao tác, vị trí đặt cần trục tháp. Phiếu thao tác do NSDLĐ sử dụng cần trục tháp ký và giao trực tiếp cho người lái.

Điều 7: Cấm thiết bị nâng làm việc dưới đường dây điện cao thế. Khi di chuyển hay bắt buộc phải bố trí cần trục đứng làm việc dưới đường dây tải điện hạ thế phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ thiết bị nâng đến dây ≥ 1m.

Điều 8: Trước khi bắt đầu làm việc phải báo cho những người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực nâng, chuyển và hạ tải.

Điều 9: Trong khi làm việc ngoài trời cửa buồng phải đóng lại và có khóa (chốt). Cửa kính quan sát buồng phải được lau sạch thường xuyên.

Điều 10: Phải che chắn các bộ phận:

– Truyền động bánh răng, xích, trục vít.
– Khớp nối có bu lông và chốt lồi ra ngoài.
– Các khớp nối nằm gần chỗ người qua lại.
– Trống (tam bua) cuộn cáp đặt gần người lá hay gần lối đi lại nhưng không được làm cản trở người lái theo dõi cáp cuộn trên trống.
– Các trục truyền động có thể gây nguy hiểm.

Điều 11: Phải bao che các phần mang điện hở mà con người có thể chạm phải khi làm việc trong buồng điều khiển.

Điều 12: Công tắc hạn chế hành trình của cơ cấu di chuyển phải đặt sao cho việc ngắt động cơ xảy ra ở cách trụ chắn một khoảng không nhỏ hơn toàn bộ quãng đường thắng (phanh) cơ cấu có ghi trong lý lịch máy.

Điều 13: Làm việc ban đêm phải có đèn pha chiếu sáng đủ cho khu vực làm việc, công tắc đèn phải bố trí ở chân cần trục. Ngoài ra phải có đèn chiếu sáng đầy đủ cho buồng điều khiển với mạng điện riêng để khi ngắt điện thiết bị nâng không làm tắt đèn.

Điều 14: Người điều khiển thiết bị di chuyển, hạ tải phải nắm vững:

– Cách xác định chất lượng, sự phù hợp của cáp và tiêu chuẩn loại bỏ cáp.
– Trọng tải được phép nâng và cách ước tính trọng lượng của tải.
– Cách kiểm tra hoạt động của các cơ cấu và thiết bị an toàn.
– Cách kiểm tra hoạt động của phanh và cách điều chỉnh phanh.
– Khái niệm về độ ổn định và các yếu tố có ảnh hưởng đến nó (mối quan hệ giữa sự thay đổi tải trọng và tầm với, tốc độ gió nguy hiểm…).
– Cách xác định vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
– Cách xác định sự cố xảy ra.

Điều 15: Người móc tải phải biết:

– Trọng tải mà cần trục được phép nâng, trọng tải của cần trục tương ứng với tầm với.
– Chọn cáp, xích buộc phù hợp với trọng lượng và kích thước của tải.
– Xác định chất lượng cáp, xích, móc tải.
– Cách buộc và treo tải lên móc.
– Quy định tín hiệu trao đổi với người điều khiển thiết bị nâng khi phải kiêm nhiệm vai trò tín hiệu viên.
– Ước tính trọng lượng của tải.
– Vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.

Điều 16: Nghiêm cấm:

– Lên xuống thiết bị nâng khi nó đang di chuyển.
– Nâng tải trọng trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc lên một bên của móc kép.
– Nâng hạ tải, di chuyển tải khi có người đang đứng trên tải (để cân bằng hay sửa chữa lại dây buộc).
– Nâng tải đang bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, tải đang liên kết với các vật khác bằng bu lông hoặc liên kết với bê tông.
– Kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn, trên đường ray (khi cáp nâng tải xiên), vừa nâng vừa quay hoặc di chuyển tải nếu hồ sơ kỹ thuật của nhà chế tạo không cho phép làm điều đó, di chuyển ngang tải khi tải nằm cao hơn chướng ngại vật < 500mm.
– Dùng móc để gỡ cáp, xích đang bị tải đè lên.
– Xoay và điều chỉnh các tải dài và cồng kềnh khi nâng chuyển và hạ tải mà không có các công cụ chuyên dùng thích hợp (chỉ được phép điều chỉnh tải khi nó cách sàn khoảng 200mm và cách người thực hiện ≥ l m).
– Đưa tải lên xe khi người lái chưa ra khỏi ca-bin, qua lỗ cửa hoặc ban công khi không có sàn nhận tải.

Điều 17: Khi xem xét kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh các cơ cấu, thiết bị điện hoặc xem xét sửa chữa kết cấu kim loại phải ngắt cầu dao dẫn điện hoặc tắt máy (đối với các kiểu dẫn động không phải bằng điện).

Điều 18: Khi tạm ngừng việc không cho phép treo tải lơ lửng. Kết thúc công việc phải tắt máy và rút móc tải lên cao khỏi không gian có người và các thiết bị khác hoạt động. Thu dọn nơi làm việc gọn gàng, làm vệ sinh, ghi sổ nhật ký ca rồi ký tên trước khi giao cho người của ca sau.

 

Trên đây là Những quy trình sử dụng an toàn với cẩu tháp. Nếu quý khách có nhu cầu mua, bán thiết bị nâng hạ, vận thăng, cầu trục... hãy tham gia ngay vào hanoma.vn -  hệ sinh thái máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải. Nơi tập trung hàng ngàn nhà cung cấp hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

 

Giai Cấp & Tương Lai

Con hỏi Bố: "Bố ơi, phân chia giai cấp là gì hả bố?"

3 năm trước

Quán quân 'Vietnam Idol' Ya Suy giờ ra sao?

Trên trang cá nhân, ca sĩ Ya Suy gây chú ý khi đăng tải bức ảnh giản dị kèm theo dòng trạng thái dài chia sẻ về cuộc sống của mình sau khi rời khỏi showbiz.

3 năm trước

Bạn đam mê thời trang nhưng phải bán chiếu tre

Ma nơ canh mặc giáp, mang khiên và đao được làm từ các mảnh chiếu tre gây chú ý.

3 năm trước

Loại mìn gây ám ảnh cựu binh Mỹ tại Việt Nam.

Hai mươi năm sau khi từ VN về, tao mới trồng rau lại trong vườn nhà mình

3 năm trước

Bạn sẽ không tin nổi bài thơ này đâu.

Không biết tác giả là ai, nhưng khi đọc bài thơ này ta vô cùng khâm phục tác giả của bài thơ, càng thêm yêu quý và càng phải giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. Vậy mà có kẻ bày ra thứ trò cải tiến nhảm nhí và muốn phá hoại chữ nghĩa của bao thế hệ tổ tiên để lại.

3 năm trước

Cô thợ may xứ Huế

Đọc xong, chỉ muốn đến Huế may quần, kaka.

3 năm trước