Phó thủ tướng: Không vì bão không lớn mà chủ quan, đặc biệt lưu ý sạt lở đất

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Bão số 10 có khả năng suy yếu nhưng diễn biến còn phức tạp và hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn ở miền Trung, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến, không chủ quan.

Phó thủ tướng: Không vì bão không lớn mà chủ quan, đặc biệt lưu ý sạt lở đất - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương theo dõi sát diễn biến bão số 10, không được chủ quan - Ảnh: CHÍ TUỆ

Phó thủ tướng, trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh như vậy khi kết luận tại cuộc họp ngày 2-11 ứng phó với bão số 10.

Cương quyết di dời dân

Tại cuộc họp, thiếu tướng Lê Quang Đạo - phó tư lệnh, tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng, cho biết đơn vị đang tổ chức lực lượng chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở đất tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế) và Nam Trà My (Quảng Nam), ngoài ra một lực lượng đang tìm kiếm tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam).

Để ứng phó với bão số 10, các đơn vị bộ đội biên phòng từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa đã thông báo, kêu gọi, hướng dẫn 49.585 tàu/233.270 ngư dân biết để di chuyển vòng tránh. Hiện có 1.255 tàu/12.767 lao động hoạt động trên biển biết diễn biến của bão và đang di chuyển phòng tránh.

Ông Đạo cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị biên phòng thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", quyết tâm đảm bảo an toàn, tính mạng tài sản của Bộ đội biên phòng và tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị biên phòng không cử cán bộ đi tuần tra biên giới khi đang có mưa lũ và có nguy cơ sạt lở đất đá.

Thiếu tướng Trần Văn Sơn - phó chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cho biết quân đội đã có công điện chỉ đạo các đơn vị nằm trong vùng ảnh hưởng như Quân khu 4, Quân khu 5 sẵn sàng lực lượng, phương tiện, ứng trực 24/24h và phối hợp cùng địa phương để chuẩn bị ứng phó với bão số 10.

"Chính quyền địa phương và các lực lượng khi vận động di dời phải có thái độ cương quyết hơn, như vụ tàu Vietship vận động rồi nhưng thuyền viên không vào nên mới xảy ra sự cố, khi đó lực lượng cứu hộ cứu nạn rất khó khăn để tiếp cận, giải cứu" - ông Sơn lưu ý.

Ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhận định về bão số 10 - Video: CHÍ TUỆ

Không được chủ quan

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng bão Goni đổ bộ vào Philippines gặp ma sát nhiều nên giảm 6-7 cấp. Tuy nhiên, bão còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như không khí lạnh, nhiệt độ nước biển... chi phối nên cường độ, hướng di chuyển còn khó lường. Do đó, phải dự báo liên tục để cập nhật diễn biến bão.

Trước dự báo mưa lớn, ông Cường cho rằng vùng này bị tổn thương nhiều, từ Nghệ An vào Phú Yên đất đá chỗ nào cũng bão hòa, chỉ cần mưa 100-200mm là ‘giọt nước tràn ly’. Cần phải liên tục dự báo, cảnh báo sát tình hình, đặc biệt mưa ở từng khu vực, từng thời điểm.

Ông Cường cũng lưu ý công tác phòng chống, khắc phục hậu quả cần tiếp tục phát huy phương châm "4 tại chỗ" vì qua thực tiễn vừa rồi lực lượng tại chỗ ở các vùng thiên tai hoạt động rất hiệu quả.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng diễn biến cơn bão còn phức tạp, hoàn lưu bão số 10 sẽ gây mưa lớn ở miền Trung. "Mưa lũ một tháng qua cùng bão số 9 đã gây thiệt hại nặng nề ở miền Trung nên yêu cầu các địa phương không được chủ quan. Theo dõi sát sao diễn biến bão để thay đổi, kịp thời ứng phó" - ông Dũng nói.

Ông Dũng yêu cầu tập trung rà soát tàu thuyền trên biển, thông báo, kêu gọi ra khỏi khu vực nguy hiểm, tránh để xảy ra như bão số 9, ba tàu không kịp di chuyển và bị chết máy khiến 2 tàu chìm làm 23 thuyền viên mất tích, thiệt hại vô cùng lớn. 

Đồng thời, sơ tán người dân khỏi lồng bè, chòi canh khu vực ven biển. "Không vì bão không lớn mà chủ quan" - Phó thủ tướng nhấn mạnh. 

Ông Dũng cũng yêu cầu đảm bảo an toàn cho những tàu đang tìm kiếm cứu nạn ở khu vực 2 tàu bị chìm trên biển ngày 27-10. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm. 

"Đặc biệt là khu vực dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Bão đổ bộ thì thiệt hại không lớn nhưng hoàn lưu bão gây mưa thiệt hại rất lớn, rất tang thương ở nhiều nơi. Các địa phương phải lưu ý vì đây là vấn đề rất khó" - ông Dũng nhấn mạnh.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

5 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước