“Phao cứu sinh” cho tàu an sinh

3 năm trước Nguồn: Báo Giao Thông

Việc Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cơ chế hỗ trợ từ ngân sách được xem là chiếc “phao cứu sinh” cho 3 tuyến tàu an sinh.

Tàu Yên Viên - Hạ Long chủ yếu vận chuyển nông sản phục vụ người dân vùng than Quảng Ninh và TP Hạ Long

Lỗ 30 tỷ đồng/năm vẫn phải chạy

Ông Đỗ Tuấn, Phó phòng Kế hoạch, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội - đơn vị quản lý chạy tàu các tuyến an sinh cho biết, thời gian qua, để giảm lỗ, công ty chỉ chạy 1 đôi tàu QT1/QT2 Hà Nội - Thái Nguyên, 1 đôi tàu DD5/DD6 Hà Nội - Đồng Đăng, 1 đôi tàu 51501/51502 Yên Viên - Hạ Long. Có thời điểm, các đôi tàu chỉ chạy vào cuối tuần do quá vắng khách, thu không đủ chi.

“Ngay cả khi các đoàn tàu này kín hết khách, vẫn lỗ. Với đặc thù của vận tải đường sắt, càng đi ngắn giá thành càng cao do gánh nhiều chi phí. Nếu áp theo giá thành đó sẽ không thể cạnh tranh được với ô tô. Do đó, chúng tôi buộc phải bán với giá vé tương đương ô tô, dẫn đến lỗ. Chưa kể, nếu xác định chạy tàu an sinh, phải bán vé rẻ hơn cả vé ô tô để phục vụ người nghèo”, ông Tuấn nói và cho biết, trung bình một vòng quay, bao gồm cả chuyến đi và về mà kín hết chỗ, doanh thu cũng chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/đôi tàu, trong khi chi phí để vận hành trung bình khoảng 13 triệu đồng.

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, việc tổ chức chạy tàu an sinh trên 3 tuyến trên đã được Tổng công ty Đường sắt VN kiến nghị từ vài năm nay, do mỗi năm phải gánh lỗ khoảng 30 tỷ đồng cho cả 3 tuyến.

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, đã từng tính đến phương án dừng chạy tàu khách trên các tuyến này vì quá lỗ. Tuy nhiên, một số tỉnh lại kiến nghị cho chạy lại tàu để phục vụ bà con. Cùng đó, việc tổ chức chạy tàu còn để duy trì tuyến, tránh lãng phí hạ tầng, đồng thời thực hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng khi cần thiết. Nhưng từ 16/3/2020 đến nay, cả 3 tuyến đã dừng chạy do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo ông Mạnh, trong các năm 2018, 2019, đường sắt đã lập kế hoạch, thực hiện các thủ tục trình các cấp xin được chạy tàu an sinh các tuyến trên với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khoảng 24 tỷ đồng năm 2019 và hơn 34 tỷ đồng năm 2020 nhưng chưa được phê duyệt. Vì vậy, đầu năm nay, tổng công ty tiếp tục kiến nghị Nhà nước có cơ chế hỗ trợ để giảm thiểu khó khăn.

Thẩm định kĩ để tránh thất thoát

Tàu Yên Viên - Hạ Long, toa hành lý đầy chật hàng nông sản

Tháng 7/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép các tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Quán Triều và Yên Viên - Hạ Long được Nhà nước hỗ trợ khi thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội. Trước đó, các Bộ GTVT, Bộ LĐ, TB&XH, Bộ Tư pháp cũng có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất về việc này.

Trong bối cảnh phải gánh lỗ hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhưng không thể dừng chạy, việc Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cơ chế hỗ trợ từ ngân sách được xem là chiếc “phao cứu sinh” cho 3 tuyến tàu an sinh trên.

Tại văn bản đồng ý cho chạy tàu an sinh, Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện chính sách chạy tàu an sinh phải theo đúng quy định của pháp luật về đường sắt, ngân sách Nhà nước, không để xảy ra tình trạng lạm dụng gây thất thoát.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Bùi Thế Thành, Trưởng phòng Vận tải - An toàn giao thông Cục Đường sắt VN cho biết, để được phê duyệt kế hoạch chạy tàu cho từng năm, Luật Đường sắt 2017 và các văn bản dưới Luật đã quy định rõ quy trình, thủ tục trên nguyên tắc phải sát với thực tế, đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý để doanh nghiệp cân đối được thu, chi và không tính đến lợi nhuận.

Theo ông Thành, phải xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể về việc chạy tàu ra sao, tuần suất thế nào, sử dụng phương tiện gì, thu những gì, chi những gì,… để xác định con số dự kiến lỗ tương đối sát với với thực tế.

Cục Đường sắt VN cũng tiến hành khảo sát thực tế nhiều lần, xem mỗi chuyến tàu được bao nhiêu khách, thu được bao nhiêu tiền để lên con số sản lượng, doanh thu cả năm của một đôi tàu, tổng các khoản chi dự kiến và xác định ngân sách cần bù lỗ bao nhiêu. Các bước, trình tự thủ tục đều rất chặt chẽ, qua nhiều cấp để đảm bảo chi đúng.

Ông Thành cũng cho biết thêm, để được thanh toán sau khi tổ chức chạy tàu, doanh nghiệp phải trình hồ sơ thanh quyết toán bao gồm các hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan để các cấp có thẩm quyền, bao gồm cả cơ quan thuế kiểm tra, thẩm định, xét duyệt, lúc đó mới được ngân sách chi hỗ trợ.

Ông Phan Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN cho biết sẽ tiến hành các thủ tục để các cấp có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch chạy tàu 2019, 2020, từ đó có căn cứ thanh quyết toán chi phí chạy tàu thực tế; đồng thời lập kế hoạch chạy tàu năm 2021 trình Bộ GTVT.

“Chúng tôi vẫn phải chờ Bộ Tài chính hướng dẫn, xem xét có thể bổ sung vốn ngân sách chi cho hỗ trợ chạy tàu an sinh xã hội các năm 2019, 2020 không. Nếu không được, ngành đường sắt sẽ lại phải gánh lỗ cho các đoàn tàu đã chạy trong thời gian này”, ông Quốc Anh nói.

Công ty CP Vận tải Hà Nội cho biết, khi có cơ chế hỗ trợ, sẽ lập kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội trong năm 2021 đối với 3 tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Quán Triều và Yên Viên - Hạ Long. Việc xây dựng kế hoạch vẫn như những năm 2019, 2020 trên nguyên tắc để đảm bảo số bù lỗ thấp nhất, sẽ chỉ chạy 1 đôi tàu trên mỗi tuyến, mỗi đoàn tàu tối đa sử dụng 4 - 5 toa xe, trong đó 3- 4 toa xe khách, còn lại là toa xe hành lý.

Hoàn thành nạo vét khu bến Lạch Huyện, sẵn sàng đón tàu lớn

Độ sâu luồng và khu nước trước bến cảng Lạch Huyện hiện tại đáp ứng cho việc tiếp nhận tàu có trọng tải đến 145.000 DWT vào rời bến cảng.

7 tháng trước

Vì sao hai liên danh không trúng gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành?

Ngoài công bố đơn vị trúng thầu, ACV cũng thông tin về hai liên danh nhà thầu trượt gói thầu gần 35.000 tỷ đồng nhà ga sân bay Long Thành.

7 tháng trước

Chuyện “gõ cửa từng nhà” để dân nhường đất làm sân bay Long Thành

Cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống huyện, xã, ấp tại Đồng Nai đã cùng gõ cửa từng nhà, vận động người dân sớm di dời, nhường đất phục vụ dự án.

7 tháng trước

Hơn 410 nghìn khách qua sân bay Nội Bài 4 ngày nghỉ lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, sân bay Nội Bài dự kiến sẽ đón 410 nghìn lượt khách.

7 tháng trước

Xây dựng phương án chạy chung tàu đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia

Bộ GTVT yêu cầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng phương án chạy tàu chung đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia khu vực Hà Nội.

7 tháng trước

Vietur chính thức trúng gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ

Sau thời gian chấm thầu, đến nay gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ chính thức về tay liên danh nhà thầu Vietur.

7 tháng trước

Thu không đủ chi, nhiều trung tâm đăng kiểm nguy cơ đóng cửa

Lượng xe đăng kiểm sụt giảm nghiêm trọng, trong khi giá dịch vụ kiểm định đã không đổi 10 năm qua khiến nhiều trung tâm đăng kiểm lao đao.

7 tháng trước

Người dân thích thú trải nghiệm xe đạp công cộng ở Hà Nội

Ở các điểm cho thuê xe đạp công cộng trong ngày đầu Hà Nội tổ chức thí điểm đã thu hút đông người dân biết tới và sử dụng.

7 tháng trước