Phân bón Lâm Thao nâng cao năng suất cam sành Hàm Yên

4 năm trước Nguồn: Báo Thương Hiệu Việt

THCL - Xác định cây cam là loại cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế, huyện Hàm Yên tích cực vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây cam sành.

Cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang được biết đến là một sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong mà cả ngoài nước. Cây cam hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân nơi đây. Cam sành Hàm Yên vinh dự được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là 1 trong 50 trái cây đặc sản Việt Nam, đứng trong tốp 10 thương hiệu - nhãn hiệu nổi tiếng.

Có được kết quả đó, bên cạnh điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây cam, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam như: Tích cực thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu lựa chọn giống, phương thức trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm, đặc biệt là sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Vườn cam trĩu quảVườn cam sai trĩu quả

Những ngày này, đến với huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, chúng ta sẽ thấy rõ không khí tất bật, nhộn nhịp cùng với niềm vui, phấn khởi của bà con nông dân khi bước vào mùa bội thu cam. Những chuyến xe tấp nập từ khắp nơi về thu mua cam với giá bán ổn định đã đem lại nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân nơi đây.

Anh Hoàng Văn Hòa, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên QuangAnh Hoàng Văn Hòa, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Bên vườn cam sai trĩu quả, anh Hoàng Văn Hòa, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên chia sẻ: Gia đình tôi có 3ha cam sành, gia đình đã sử dụng rất nhiều loại phân bón cho cây cam sành nhưng phân bón Lâm Thao vẫn là phù hợp nhất. Hiện nay, 100% gốc cam sành của gia đình bón phân NPK-S Lâm Thao, cây cam sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, quả to, vàng óng, ít sâu bệnh, năm nào vườn cam của gia đình tôi cũng được mùa, chất lượng thì cải thiện tốt, xuất bán đều đạt loại 1. Gia đình hoàn toàn yên tâm về thương hiệu phân bón Lâm Thao cho cây Cam sành, giúp gia đình tôi có cuộc sống no ấm và đầy đủ hơn.

Huyện Hàm Yên hiện có 7.270 ha cam, trong đó, diện tích cho sản phẩm là 4.986 ha, sản lượng quả  đạt trên 84.000 tấn; diện tích cam sành chiếm 84,8 %, còn lại các giống cam khác. Tính riêng năm 2019, cây cam Hàm Yên cho thu trên 700 tỷ đồng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nông Quang Sự, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hàm Yên cho biết: Xác định cây cam là loại cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế, huyện Hàm Yên tích cực vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây cam sành. Qua nhiều năm sử dụng phân bón Lâm Thao để bón cho cây ăn quả nói chung và cây có múi như bưởi, cam nói riêng, chúng tôi thấy phân bón Lâm Thao rất phù hợp với vùng đất Hàm Yên, nên năng suất và chất lượng cây trồng tăng cao hơn hẳn so với bón các loại phân thông thường khác. Hàng năm, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao tổ chức các Hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao trên cây cam cho bà con nông dân huyện Hàm Yên. Do đó, hầu hết bà con nông dân đều hiểu rõ và nắm vững quy trình bón phân NPK-S Lâm Thao, từ đó năng suất và chất lượng cam nâng cao rõ rệt.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hàm Yên mong muốn, thời gian tới Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao tạo điều kiện hỗ trợ cho bà con nông dân Hàm Yên được mua phân bón Lâm Thao chậm trả 12 tháng nhằm giảm áp lực về vốn, bởi đặc trưng của cây cam là sau 1 năm mới cho thu hoạch nên khi đó bà con mới có tiền để thanh toán.

Hoa Mua

Thanh Hoá : Hai doanh nghiệp được tôn vinh ở phạm vi Quốc gia

THCL - Trong số các doanh nghiệp được tặng Giải Vàng chất lượng Quốc gia năm 2020 và Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có hai doanh nghiệp được tôn vinh.

4 năm trước

Hà Nội: Hà Nội tích cực cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh

THCL - Trong 2 năm (2018 và 2019), Thành phố Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 7,5 tỷ USD (năm 2018) và 8,669 tỷ USD (năm 2019). Tính đến nay, vốn đầu tư còn hiệu lực là 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 28,5 tỷ USD.

4 năm trước

Đồng Nai: LDG Group bị phạt 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng

THCL - Do Công ty Cổ phần Đầu tư LDG - LDG Group có hành vi chiếm 401 thửa đất để sử dụng trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định,… nên UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt công ty này 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng,…

4 năm trước

Khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam

THCL - Ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam (http://fta.moit.gov.vn/) để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội mà các Hiệp định mang lại, đặc biệt là các FTA thế hệ mới gồm CPTPP và EVFTA.

4 năm trước

EVN - EVNNPC ủng hộ 3 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non xã Mỹ Tân, tỉnh Thanh Hóa

THCL - Tại xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội bà Tòng Thị Phóng đã tham dự Lễ khởi công lớp học Trường Mầm non xã Mỹ Tân. Đây là công trình có sự tham gia đóng góp cuả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) với kinh phí 3 tỷ đồng.

4 năm trước

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái

THCL - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.

4 năm trước

Việt Nam là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới

THCL - Năm 2020, Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới do Brand Finance xếp hạng. Nhờ thành tích chống dịch Covid-19, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới.

4 năm trước

OCOP – Lan tỏa chiến lược nâng cấp sản phẩm nông nghiệp địa phương

THCL - Tại Vĩnh Phúc, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua đã giúp khai thác thế mạnh của mỗi địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản.

4 năm trước