OCOP – Lan tỏa chiến lược nâng cấp sản phẩm nông nghiệp địa phương

4 năm trước Nguồn: Báo Thương Hiệu Việt

THCL - Tại Vĩnh Phúc, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua đã giúp khai thác thế mạnh của mỗi địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản.

Năm 2019, toàn tỉnh có 18 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp từ 3 sao trở lên, trong đó, có 8 sản phẩm (của 2 chủ thể) đạt chất lượng 4 sao; 10 sản phẩm (của 6 chủ thể) đạt chất lượng 3 sao. Năm 2020, dự kiến sẽ có thêm từ 20 - 25 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng đạt chất lượng từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP đã được trưng bày, giới thiệu tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân - Hội Nông dân tỉnh; tham gia trưng bày tại Festival sản phẩm OCOP toàn quốc tại tỉnh Nam Định; tham gia quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm tại Hội chợ OCOP do các tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Quảng Ninh và Hà Nội tổ chức.

Mật ong TaCumin tinh chất núi rừng tam đảo chứng nhận “OCOP Vĩnh Phúc” 4 saoMật ong TaCumin tinh chất núi rừng Tam Đảo chứng nhận “OCOP Vĩnh Phúc” 4 sao

Từ đó, từng bước nâng tầm và mở ra cơ hội mới để các DN, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Công ty TNHH Lưu Xuân VP ở phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên từ lâu đã được người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết tới các sản phẩm nước mắm, dấm gạo nếp và tương đặc sản.

Năm 2019, sản phẩm dấm gạo nếp cô Lưu VP 568 của công ty đã được UBND tỉnh công nhận là 1 trong 18 sản phẩm OCOP, được xếp hạng 3 sao, mở ra cơ hội, hướng đi mới cho DN.

Bà Nguyễn Thị Lưu, Giám đốc Công ty TNHH Lưu Xuân VP cho biết: Lúc chưa tham gia OCOP, sản phẩm của công ty dù đã có tiếng trên thị trường nhưng vẫn còn rất ít người sử dụng. Khi sản phẩm dấm gạo nếp được xếp hạng OCOP 3 sao, doanh số hàng tháng của công ty tăng lên 30%, thương hiệu sản phẩm và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm được nâng cao hơn. Tham gia OCOP không chỉ giúp công ty sản xuất ra sản phẩm theo quy trình nghiêm ngặt, được kiểm nghiệm chất lượng đạt quy chuẩn mà còn tạo dựng thương hiệu từ những hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm...

Được biết, với 3 nhóm mặt hàng chính là: Dấm gạo nếp, nước mắm các loại, tương đặc sản, (trong đó, thế mạnh của công ty là dấm gạo nếp và nước mắm), mỗi tháng, công ty cung cấp ra thị trường 20 vạn lít với mạng lưới phân phối hơn 100 cửa hàng giới thiệu, bày bán sản phẩm; công ty tạo việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động với thu nhập trung bình 3 triệu đồng/người/tháng.

HTX Sản xuất và Chế biến lương thực thực phẩm sạch Thủy Phương ở thôn Quang Trung, xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch được thành lập và đi vào hoạt động năm 2018 với 8 thành viên. Mặt hàng sản xuất chủ lực của HTX gồm: Tương nếp, cá thính và dấm gạo. Năm 2019, sản phẩm tương nếp Thủy Phương vinh dự được UBND tỉnh trao chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. 

Theo bà Khương Thị Lý, Giám đốc HTX Sản xuất và Chế biến lương thực thực phẩm sạch Thủy Phương: "Từ khi sản phẩm của HTX được chứng nhận là sản phẩm OCOP hạng 3 sao và được tham gia các hội chợ xúc tiến, quảng bá thương hiệu, chúng tôi đã đạt được những thành công nhất định trong SXKD. Thay đổi lớn nhất là về tư duy sản xuất nông nghiệp, sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Nhờ đó, sản phẩm không những mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn được nhiều khách hàng biết đến, đón nhận".

Không dừng lại ở đó, mục tiêu của HTX là phấn đấu đưa sản phẩm nâng hạng lên 4 sao, có khả năng cạnh tranh với nhiều sản phẩm cùng loại trong nước. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho các thành viên, người lao động của HTX.

Cơ quan chức năng cũng nhận định, sau 2 năm (2018 – 2020) tham gia OCOP, nhiều sản phẩm đặc thù của các địa phương đã tạo được sức bật cả về giá trị và sản lượng tiêu thụ.

Tiếp nối những thành công của giai đoạn 2018 – 2020, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 189/KH – UBND về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm cộng đồng, sản phẩm chủ lực có lợi thế ở mỗi địa phương.

Phấn đấu toàn tỉnh phát triển mới từ 70 - 80 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 sao trở lên; nâng cấp sản phẩm để có từ 2 - 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia. Phấn đấu thông qua Chương trình OCOP, phát triển mới từ 15 - 20 tổ chức kinh tế (DN, HTX, tổ hợp tác); đào tạo, tập huấn kiến thức phát triển sản phẩm, quản lý sản xuất, kinh doanh cho 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP. Hình thành từ 10 - 12 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại (BigC, Co.opmart…), khu du lịch (Tam Đảo, Tây thiên…)… Phối hợp tổ chức, tham gia các hội nghị, diễn đàn, hội chợ xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP…

Dự kiến, kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 32,5 tỷ đồng. Từ đó, góp phần phát triển và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

PV

Thanh Hoá : Hai doanh nghiệp được tôn vinh ở phạm vi Quốc gia

THCL - Trong số các doanh nghiệp được tặng Giải Vàng chất lượng Quốc gia năm 2020 và Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có hai doanh nghiệp được tôn vinh.

4 năm trước

Hà Nội: Hà Nội tích cực cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh

THCL - Trong 2 năm (2018 và 2019), Thành phố Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 7,5 tỷ USD (năm 2018) và 8,669 tỷ USD (năm 2019). Tính đến nay, vốn đầu tư còn hiệu lực là 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 28,5 tỷ USD.

4 năm trước

Đồng Nai: LDG Group bị phạt 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng

THCL - Do Công ty Cổ phần Đầu tư LDG - LDG Group có hành vi chiếm 401 thửa đất để sử dụng trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định,… nên UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt công ty này 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng,…

4 năm trước

Khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam

THCL - Ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam (http://fta.moit.gov.vn/) để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội mà các Hiệp định mang lại, đặc biệt là các FTA thế hệ mới gồm CPTPP và EVFTA.

4 năm trước

EVN - EVNNPC ủng hộ 3 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non xã Mỹ Tân, tỉnh Thanh Hóa

THCL - Tại xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội bà Tòng Thị Phóng đã tham dự Lễ khởi công lớp học Trường Mầm non xã Mỹ Tân. Đây là công trình có sự tham gia đóng góp cuả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) với kinh phí 3 tỷ đồng.

4 năm trước

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái

THCL - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.

4 năm trước

Việt Nam là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới

THCL - Năm 2020, Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới do Brand Finance xếp hạng. Nhờ thành tích chống dịch Covid-19, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới.

4 năm trước

Điện thoại Samsung đã có thể kết nối 5G tại Việt Nam

THCL - Đây là một tin vui với những người đang dùng dòng smartphone của Samsung. Vì ngay từ thời điểm thử nghiệm 5G vào cuối tháng 11, chỉ có điện thoại 5G của một vài nhà sản xuất như Oppo, Xiaomi, ZTE, Realme, Huawei là có khả năng kết nối với mạng 5G của Viettel.

4 năm trước