Ở rốn lũ Quảng Bình vọng lên câu nghe nhói lòng: 'Có chi ăn không?'

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Cơn lũ lịch sử lên nhanh nhưng lại rút chậm làm nhiều người dân không những mất mát tài sản, nhà cửa tan hoang mà đến miếng ăn, nước uống cũng đã cạn kiệt. Trong khi đó, hàng tiếp tế không dễ vượt lũ vào với bà con.

Ở rốn lũ Quảng Bình vọng lên câu nghe nhói lòng: Có chi ăn không? - Ảnh 1.

Một phụ nữ lội trong dòng nước lũ đi lấy hàng cứu trợ là mì gói, lương khô tại thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) ngày 20-10 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Đến 15h chiều qua 20-10, nhiều nơi ở tỉnh Quảng Bình vẫn chìm trong biển lũ, nhiều nhà dân vẫn còn ngập đến mái. Trong khi đó, tại rốn lũ ở huyện Lệ Thủy, mực nước trên sông Kiến Giang vẫn đạt mức 4,37m, trên báo động 3 đến 1,67m.

"Cho mệ với kẻo mệ đói quá"

Trưa 20-10, khi chiếc canô cứu hộ xuôi dòng sông Kiến Giang giữa mênh mông biển nước từ thị trấn Kiến Giang về xã An Thủy (huyện Lệ Thủy), hàng chục người dân sống hai bên bờ đã vẫy tay cầu cứu.

Từ những mái nhà lô xô trong nước bạc vọng lên những câu nghe nhói lòng: Có mì gói không? Có nước uống không? Có chi ăn không? Đói quá chú ơi... Thậm chí có những người dân đi trên thuyền nhỏ chèo tốc lực về phía đoàn cứu hộ để chỉ xin một miếng lương khô, vài chai nước suối.

Dưới cơn mưa tầm tã, bà Lê Thị Loan (ngụ xã Lộc Thủy) rướn về phía canô cứu hộ vẫy vẫy cánh tay, khuôn mặt mếu máo: "Cho mệ với kẻo mệ đói quá, có bánh chưng không cho mệ miếng, hai ngày rồi không có chi ăn".

Nhận vội vài chiếc bánh chưng, bà Loan nở nụ cười, liên tục nói "cảm ơn". Mấy hôm nay, bà phải chèo thuyền ra ngoài tìm mua gas, thực phẩm về nấu nướng nhưng chẳng biết tìm đâu giữa bốn bề đều ngập.

Ít phút sau, một người phụ nữ khác cập mạn canô cũng chỉ để xin vài miếng lương khô, nước uống dù đây là thực phẩm của các chiến sĩ lót dạ trên đường đi cứu hộ. Thấy người dân đói khát, các chiến sĩ đành san sẻ bớt phần thức ăn của mình trong cơn hoạn nạn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại úy Nguyễn Hùng Cường - trưởng Công an xã An Thủy - cho biết có lúc nửa đêm nhận điện cầu cứu của người dân đề nghị xã tiếp tế thức ăn, nước uống nhưng trong thời điểm này quá gian khó.

Theo ông Cường, toàn bộ hàng hóa dự trữ tại xã đã chuyển đi hết sạch cho bà con, nếu bỏ tiền riêng của cán bộ xã ra mua thức ăn, nước uống cho bà con xã cũng sẵn sàng nhưng hiện không có các loại lương thực, thực phẩm này trong khi các thuyền nhỏ của xã không thể tiếp cận các vùng sóng lớn.

Ông Cường cho hay trong 3 ngày qua chưa có đoàn nào liên hệ với địa phương để cứu trợ và mong muốn trong thời gian sớm nhất các đoàn sẽ về với người dân xã này tiếp tế thức ăn cho bà con, đặc biệt là nước sạch.

Ở rốn lũ Quảng Bình vọng lên câu nghe nhói lòng: Có chi ăn không? - Ảnh 2.

Giao thông gián đoạn tại Quảng Bình đến 17h ngày 20-10 - Đồ họa: T. ĐẠT

Thiếu tàu thuyền tiếp tế vào rốn lũ

Đến ngày 20-10, các "tiểu đội" cứu trợ của ngư dân xã Ngư Thủy vẫn ngược dòng Kiến Giang lên các xã ngập sâu, mang theo hàng cứu trợ, thức ăn cho người dân. Đây là các loại thuyền câu mực được chính quyền vận động tham gia cứu trợ khẩn cấp trong hoàn cảnh ngặt nghèo thiếu tàu thuyền.

Ông Nguyễn Hữu Hiến - chủ tịch UBND xã Ngư Thủy - cho biết các ngư dân của xã này đã đội mưa gió liên tục ứng cứu thực phẩm, đưa các đoàn cứu trợ vào từng thôn, từng xóm hỗ trợ người dân Lệ Thủy liên tục những ngày qua.

Đã có nhiều đoàn tiếp tế bánh chưng, gạo, nước... từ các tỉnh thành đến vùng lũ Lệ Thủy nhưng hiện thiếu ghe thuyền vận chuyển vào sâu trong tâm lũ. Đa số người dân ở các xã như Sơn Thủy, An Thủy, Lộc Thủy lại thiếu phương tiện đi lại nhận hàng, chỉ biết ở trong nhà và chờ cứu trợ.

Theo một cán bộ CSGT huyện Lệ Thủy, hiện ở huyện có 23/26 xã bị nước lũ nhấn chìm, cô lập nên các đoàn tiếp tế không thể tiếp cận bằng đường bộ mà phải đi ghe, thuyền và chỉ có canô lớn của lực lượng chức năng mới có thể chở qua được một số khu vực dễ bị gió to sóng lớn.

Trưa 20-10, tổ công tác Công an huyện Lệ Thủy dùng canô vượt hàng chục cây số băng qua cánh đồng bị ngập nước nối giữa tổ Xuân Giang (thị trấn Kiến Giang) và xã Mai Thủy (huyện Lệ Thủy) đi lấy hàng cứu trợ từ các đoàn tiếp tế.

Khi canô của tổ công tác vừa dừng lại ở nơi tập kết hàng tiếp tế ở xã Mai Thủy, các đoàn tiếp tế nhanh chóng chất đồ ăn, nước uống lên canô nhờ chở vào các xã bị cô lập.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

2 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

5 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

5 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

5 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

5 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

5 tháng trước