Những “điểm sáng” của Vân Đồn

4 năm trước Nguồn: Báo Thương Hiệu Việt

THCL - Đến năm 2040 đã được Thủ tướng phê duyệt Vân Đồn sẽ được xây dựng trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực và là đầu mối giao thương quốc tế. Quy hoạch mới đã mở ra cơ hội lớn cho vùng đất “Rồng bay” này.

"Thắp sáng" tiềm năng Vân Đồn

Vân Đồn đến nay đã tạo nên một “bức tranh” khá hoàn chỉnh về phát triển hạ tầng. Kế thừa, phát triển những thành quả của giai đoạn 2010-2015, 5 năm trở lại đây, huyện Vân Đồn tiếp tục thực hiện thành công phương thức huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Là địa phương duy nhất trong cả nước huy động tư nhân đầu tư xây dựng cảng hàng không, cảng tàu khách quốc tế, đường cao tốc, thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

Cảng hàng không Quốc tế Vân ĐồnCảng hàng không Quốc tế Vân Đồn

Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 được Thủ tướng phê duyệt, Vân Đồn có diện tích khoảng hơn 2.170km2. Trong đó, diện tích đất tự nhiên là gần 582km2, diện tích vùng biển là gần 1.590km2. Vân Đồn sẽ được xây dựng trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế; xây dựng đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Khu kinh tế Vân Đồn hiện có 34 dự án của các nhà đầu tư chiến lược đang được triển khai. Trong đó, có 13 dự án đã giao cho chủ đầu tư, 11 dự án đang nghiên cứu qui hoạch và 10 dự án đã duyệt qui hoạch chi tiết, đang lựa chọn chủ đầu tư.

Vân Đồn cũng được quy hoạch trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh, PGS.TSKH. Võ Đại Lược, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế & Chính trị thế giới cũng nhìn nhận rằng, để phát triển dịch vụ du lịch đa dạng, nhất thiết phải tổ chức và đẩy nhanh tốc độ xây dựng các tổ hợp kinh doanh bất động sản du lịch đa công năng, đa tiện ích, đặc biệt là tại các khu kinh tế chưa có hạ tầng du lịch phát triển như Vân Đồn.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, Việt Nam không nên thực hiện công nghiệp hóa kiểu cũ nữa mà nên đi theo con đường hiện đại hóa – ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ cao cấp mà Việt Nam có lợi thế. Trong đó, mấu chốt chính lợi thế khai thác dịch vụ du lịch tại những khu vực trọng điểm, giàu tiềm năng, như Vân Đồn (Quảng Ninh).

Dấu ấn thương hiệu

Từ huyện đảo nghèo, hạ tầng giao thông, hạ tầng cơ sở đều thiếu thốn, đến nay, đô thị Vân Đồn đã hoàn toàn thay đổi, khang trang, hiện đại với các tuyến giao thông kết nối được mở rộng, đầu tư mới, các khu đô thị quy hoạch đồng bộ... Đây là những tiền đề quan trọng để xây dựng Vân Đồn thành khu kinh tế biển hiện đại, trung tâm tài chính - du lịch của khu vực trong tương lai.

Bãi tắm khu đô thị Phương ĐôngBãi tắm khu đô thị Phương Đông

Hầu hết các nhà phát triển bất động sản lớn trên cả nước như Vingroup, Sun Group, Tập đoàn CEO, FLC, HD Mon... đã sớm nhận ra tiềm năng lớn của Vân Đồn và sớm có mặt tại thị trường này. Nhiều dự án được rót vốn hàng ngàn tỷ đồng, hứa hẹn sẽ mang đến cho thị trường bất động sản nơi đây nhiều nguồn sản phẩm đa dạng và chất lượng.

“Vân Đồn thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và các doanh nghiệp cũng rất mạnh dạn khi đầu tư vào đây. Ví dụ như hạ tầng sân bay được đầu tư phát triển, hay các dự án của CEO Group cũng rất lớn”, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khẳng định và nhấn mạnh, đầu tư vào các dự án đồng bộ ở Vân Đồn sẽ rất được các nhà đầu tư quan tâm trong thời gian tới.

Theo vị chuyên gia, sự có mặt của các chủ đầu tư lớn sẽ mang đến cho thị trường bất động sản Vân Đồn nhiều nguồn sản phẩm phong phú, đa dạng và chất lượng. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản tại Vân Đồn đã và đang được địa phương chú trọng, thực hiện nghiêm túc, chắc chắn sẽ kiểm soát tốt và làm lạnh mạnh thị trường.

Được khởi công từ năm 2015 tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, sân bay quốc tế Vân Đồn có diện tích 325 ha với tổng mức đầu tư 7.463 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh dành 734 tỉ để giải phóng mặt bằng; số còn lại là do nhà đầu tư tư nhân đảm nhiệm. Từ khi đi vào hoạt động, sân bay này đã đón nhiều chuyến bay quốc tế và trong nước, kết nối bầu trời giữa các tỉnh thành trong nước với Quảng Ninh cũng như giữa Việt Nam với thế giới.

Trong thời gian cao điểm phòng chống Covid-19 vừa qua, sân bay Vân Đồn do Sun Group đầu tư là một trong những sân bay đón đồng bào từ các tâm dịch về nước. Tập đoàn này cũng đã tài trợ và thi công bệnh viện dã chiến Tiên Sơn chỉ trong 3,5 ngày tại Đà Nẵng khi dịch bùng phát đợt hai vào tháng 7 vừa qua.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, triết lý của Sun Group là xây dựng những công trình đẳng cấp, khác biệt. Nhờ vậy nhiều công trình của Sun Group đã được vinh danh khu nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới, hàng đầu châu Á, góp phần nâng cao vị thế du lịch Việt Nam trong khu vực cũng như quốc tế.

Cao tốc đường bộ Hạ Long - Hải Phòng, dài 24,6 km, chính thức khánh thành vào ngày 1.9.2018. Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng được chia làm hai dự án thành phần gồm: đường cao tốc và cầu Bạch Đằng. Trong đó dự án cầu, đường dẫn và nút giao cuối tuyến được đầu tư theo hình thức BOT hơn 7.270 tỷ đồng; phần đường còn lại được đầu tư nguồn ngân sách. Tuyến cao tốc này phá thế độc đạo của QL 18, góp phần kết nối nhanh giữa Quảng Ninh với Hà Nội.

Sau 3 năm khởi công xây dựng, tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, điểm đầu nối với cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, điểm cuối đi qua sân bay Vân Đồn, với chiều dài gần 60km, khánh thành vào 30.12.2018. Tuyến cao tốc này có tổng mức đầu tư hơn 13.000 tỉ đồng, trong đó nhà đầu tư tư nhân bỏ ra 12.000 tỉ để làm 53,6km; phần còn lại do tỉnh Quảng Ninh làm. Công trình này được biết đến là điểm sáng “nâng tầm” Vân Đồn trong việc quyết tâm huy động các nguồn vốn khác hiệu quả, trong khi nguồn ngân sách hạn hẹp.

Trang Nguyễn

Thanh Hoá : Hai doanh nghiệp được tôn vinh ở phạm vi Quốc gia

THCL - Trong số các doanh nghiệp được tặng Giải Vàng chất lượng Quốc gia năm 2020 và Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có hai doanh nghiệp được tôn vinh.

4 năm trước

Hà Nội: Hà Nội tích cực cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh

THCL - Trong 2 năm (2018 và 2019), Thành phố Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 7,5 tỷ USD (năm 2018) và 8,669 tỷ USD (năm 2019). Tính đến nay, vốn đầu tư còn hiệu lực là 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 28,5 tỷ USD.

4 năm trước

Đồng Nai: LDG Group bị phạt 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng

THCL - Do Công ty Cổ phần Đầu tư LDG - LDG Group có hành vi chiếm 401 thửa đất để sử dụng trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định,… nên UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt công ty này 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng,…

4 năm trước

Khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam

THCL - Ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam (http://fta.moit.gov.vn/) để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội mà các Hiệp định mang lại, đặc biệt là các FTA thế hệ mới gồm CPTPP và EVFTA.

4 năm trước

EVN - EVNNPC ủng hộ 3 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non xã Mỹ Tân, tỉnh Thanh Hóa

THCL - Tại xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội bà Tòng Thị Phóng đã tham dự Lễ khởi công lớp học Trường Mầm non xã Mỹ Tân. Đây là công trình có sự tham gia đóng góp cuả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) với kinh phí 3 tỷ đồng.

4 năm trước

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái

THCL - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.

4 năm trước

Việt Nam là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới

THCL - Năm 2020, Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới do Brand Finance xếp hạng. Nhờ thành tích chống dịch Covid-19, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới.

4 năm trước

OCOP – Lan tỏa chiến lược nâng cấp sản phẩm nông nghiệp địa phương

THCL - Tại Vĩnh Phúc, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua đã giúp khai thác thế mạnh của mỗi địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản.

4 năm trước