Những bệnh nhân đột nhiên "mất tích": Một 'dịch bệnh' khác đang lặng lẽ len lỏi tại các bệnh viện trên thế giới

4 năm trước Nguồn: Trí Thức Trẻ

Các bệnh viện lớn trên thế giới đang ghi nhận tỉ lệ lớn bệnh nhân mắc các chứng bệnh không liên quan đến Covid-19 bỗng dưng biến mất. Một sự biến mất được mô tả là "không bình thường". Vậy họ đã đi đâu?

Sau khi chuyển 60 giường từ khoa tim mạch để phục vụ các bệnh nhân nhiễm Covid-19, đã có một vấn đề xảy ra khiến John Puskas - bác sĩ phẫu thuật tim tại bệnh viện Mount Sinai cảm thấy sửng sốt. Đó là khi mọi giường của khoa tim mạch được trưng dụng, thì những bệnh nhân mắc bệnh tim thực thụ đâu rồi? Ngay cả những người trước đó đang đau ngực đến nỗi gần như không thể thốt nên lời, giờ cũng không đến nữa!

Câu hỏi này đang làm băn khoăn các y bác sĩ tại nhiều nơi trên thế giới, từ New York (Mỹ) đến Tây Ban Nha, Anh Quốc, và cả Trung Quốc. Sau 5 tuần phong tỏa toàn quốc, nhiều bác sĩ tin rằng đại dịch Covid-19 đã vô tình tạo ra một "dịch bệnh" khác thầm lặng hơn, khi những người cũng cần chăm sóc y tế nhưng không dám nhập viện. Trang Washington Post ghi nhận, đó có thể là những bệnh nhân viêm ruột thừa, đau tim, viêm thận, viêm túi mật...

"Về cơ bản, mọi người lúc này sợ phải đến phòng cấp cứu," - Puskas cho biết.

Những bệnh nhân đột nhiên mất tích: Một dịch bệnh khác đang lặng lẽ len lỏi tại các bệnh viện trên thế giới - Ảnh 1.

Thà chịu đau còn hơn nhiễm Covid-19

Các bác sĩ đang tỏ ra lo ngại rằng hệ quả từ những căn bệnh khác có thể kinh khủng chẳng kém gì Covid-19, nhất là với những khu vực ít chịu ảnh hưởng từ đại dịch. Và một số dự đoán sẽ sớm thấy một làn sóng những người mắc bệnh hiểm nghèo ồ ạt đến bệnh viện, khi tình trạng của họ trở nên tồi tệ đến mức vượt qua nỗi sợ nhiễm virus corona.

Evert Eriksson - giám đốc khoa chấn thương tại bệnh viện ĐH Y South Carolina (MUSC) kể về trường hợp một thanh niên ngoài 20 tuổi đã cố gắng lờ đi cơn đau bụng ngày càng lớn, uống thuốc giảm đau để cầm cự. Đến khi phải nhập viện, thời điểm ấy đã trễ 10 ngày so với lúc cần đi khám, với tình trạng có một khối áp-xe lớn (bọc mủ) trong ổ bụng. Rốt cục, thứ lẽ ra là một ca phẫu thuật đơn giản kèm 1 đêm lưu viện thì nay trở thành ca rất khó, yêu cầu dùng kháng sinh liên tục và phải nằm viện trong nhiều ngày.

Những bệnh nhân đột nhiên mất tích: Một dịch bệnh khác đang lặng lẽ len lỏi tại các bệnh viện trên thế giới - Ảnh 2.

"Sẽ là một thử thách thực sự để chăm sóc vết mổ cho anh ta trong thời gian tới," - Eriksson cho biết. "Bệnh nhân bảo anh ta nghĩ virus đang bò lổm ngổm trong viện, nên sợ chẳng dám đi khám."

Trong 2 - 3 tuần qua, khu vực phẫu thuật đa khoa tại nới Eriksson làm việc chỉ có khoảng 2 - 3 bệnh nhân. Tuy nhiên hiện tại, số bệnh nhân đã tăng đến hơn 20, dù cả khu chỉ có 20 giường.

"Chúng ta đang chứng kiến những người bệnh đến khám muộn. Tôi có thể nói khoảng 70% các ca viêm ruột thừa tôi phụ trách là như vậy. Ruột thừa mà khám quá trễ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn khi làm phẫu thuật."

Những bệnh nhân "mất tích"

Tại cơ sở khác của MUSC ở thành phố Charleston với 700 giường bệnh, nhưng chỉ chứa khoảng 60%. Lý do vì bệnh viện buộc phải chừa sẵn chỗ chờ đón đợt sóng thần Covid-19 ập đến. Tuy nhiên, lo ngại ấy đã không thành hiện thực. Suốt thời gian qua, cả bệnh viện chưa khi nào vượt quá 10 bệnh nhân nhiễm virus trong cùng một thời điểm.

"Chúng tôi đang có 5 người nhiễm Covid-19 vào lúc này, và thêm 5 ca viêm ruột thừa đang có chuyển biến xấu vì đợi quá lâu mới khám," - Eriksson chia sẻ.

Hầu hết trường hợp, bệnh nhân tự ý hoãn lịch khám liên quan đến đau ruột thừa. Các bác sĩ cho biết, thực sự rất khó có khả năng tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm, và dự đoán sẽ có ít nhất vài trường hợp tử vong ngay tại nhà dù chưa có số liệu thống kê nào như vậy cả.

Những bệnh nhân đột nhiên mất tích: Một dịch bệnh khác đang lặng lẽ len lỏi tại các bệnh viện trên thế giới - Ảnh 3.

Số lượng các ca mắc bệnh không phải Covid-19 đang giảm hẳn, nhưng đó là một mức giảm không bình thường

Với các trường hợp đau tim, đã có bằng chứng cho thấy một tỉ lệ lớn bệnh nhân với các triệu chứng cần phải được can thiệp kịp thời đã không đến khám bệnh. Theo báo cáo công bố trên tạp chí American College of Cardiology tại 9 phòng khám với tần suất thực hiện kỹ thuật thông tim lớn nhất cả nước, kết quả cho thấy trong tháng 3, số bệnh nhân cần phải điều trị chứng STEMI (dạng nghẽn động mạch chính đưa máu tới tim) giảm tới 38% so với thời điểm trước đó.

Xu hướng này xuất hiện trên các bệnh viện khắp cả nước, và được đánh giá là rất khác thường. Bởi lẽ, các chuyên gia y tế tin rằng căng thẳng do đại dịch gây ra đáng lý phải khiến số ca đau tim xuất hiện nhiều hơn. Thêm vào đó, Covid-19 cũng là một căn bệnh có khả năng gây ảnh hưởng đến cơ tim.

"Đáng lẽ chúng ta phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn trong giai đoạn này. Nhưng trái lại, số người bệnh lại ít đi. Họ đã không đến bệnh viện, nghĩa là đang ở nhà, hoặc... đã không còn nữa." - Puskas nhận xét.

Những bệnh nhân đột nhiên mất tích: Một dịch bệnh khác đang lặng lẽ len lỏi tại các bệnh viện trên thế giới - Ảnh 4.

Theo khảo sát do Gallup - công ty tư vấn quản lý - thực hiện đã tìm hiểu về mức độ lo ngại nhiễm virus corona của các bệnh nhân với các bệnh lý khác nhau, trong trường hợp họ phải đi khám. Kết quả, 86% người mắc bệnh tim tỏ ra lo ngại. Còn nhóm bị huyết áp cao, tỉ lệ cũng lên tới 83%.

Một bác sĩ khác tại bệnh viện ĐH Y South Carolina đang lo ngại hiện tượng các bệnh nhân bị đột quỵ nhẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng như mất cảm giác, tê liệt, hoặc yếu một nửa người. Các triệu chứng ấy thường chỉ là tạm thời, nhưng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được sớm điều trị.

"Nhiều người bệnh và thân nhân sợ Covid-19, và họ không muốn đến bệnh viện," - bác sĩ cho biết. "Chúng tôi lo ngại rằng tỉ lệ tử vong vì trì hoãn khám những căn bệnh khác sẽ còn cao hơn cả Covid-19 trong khu vực."

Kêu gọi người bệnh đi khám

Washington Post cho biết, các bệnh viện đang tiến hành thông báo đến công chúng qua các kênh phương tiện truyền thông - bao gồm cả mạng xã hội - nhằm làm dịu bớt "nỗi sợ bệnh viện" đang leo thang bên ngoài.

"Chúng tôi phải thay đổi việc thường ngày để đảm bảo bệnh nhân được an toàn khỏi virus, nhưng vẫn đủ khả năng để lo cho tất cả." - theo Ralph Sacco, chủ tịch khoa thần kinh của Học viện thần kinh Hoa Kỳ.

"Điều quan trọng ở đây là sự an toàn," - Harlan Krumholz, chuyên gia tim mạch tại ĐH Yale cho biết. "Chúng tôi không muốn bệnh nhân phải chết vì những thứ lẽ ra có thể ngăn chặn."

Tỉ lệ người bệnh bị nghẽn mạch (STEMI) giảm tới 40%, và theo Krumholz thì không có bất kỳ loại thuốc hay phương pháp nào có thể khiến tỉ lệ kỳ diệu ấy thực sự xảy ra. "Chúng tôi không có thứ gì giảm được rủi ro xuống gần 1/2 như vậy," - ông chia sẻ.

Những bệnh nhân đột nhiên mất tích: Một dịch bệnh khác đang lặng lẽ len lỏi tại các bệnh viện trên thế giới - Ảnh 5.

Tuy nhiên với những căn bệnh khác, một số bác sĩ lại có cách giải thích liên quan đến lệnh phong tỏa diễn ra trên nhiều thành phố. Ví dụ như các trường hợp tai nạn xe hơi giảm hẳn, bởi chẳng ai ra đường. Có điều số vụ bạo lực gia đình thì không đổi.

Joseph Puma, một chuyên gia tim mạch tại bệnh viện Mount Sinai cũng đồng quan điểm, cho rằng lệnh phong tỏa có vai trò khá lớn khi gây ra nhiều thay đổi, bao gồm giảm ô nhiễm không khí và tần suất phục vụ đồ ăn nhanh thấp xuống.

"Các mảng bám trong động mạch không biến mất. Chúng chỉ có thể tạm thời ẩn đi, nhờ việc thay đổi hành vi của người bệnh," - ông cho biết. Tuy nhiên, vai trò của các yếu tố trên chưa được khoa học công nhận, vậy nên theo Krumholz, điều quan trọng là mọi người cần vượt qua nỗi sợ mà đi khám ngay khi có triệu chứng.

"Đừng trì hoãn," - ông kêu gọi.

Thượng nghị sĩ Mỹ trình luật cho phép dân 'kiện tới cùng' Trung Quốc vì COVID-19

Trung Quốc lắp trạm phát 5G ở nơi cao nhất thế giới

Núi Voi đầu nguồn Làng Nủ tiếp tục sạt lở

Lào CaiTại nơi bắt nguồn trận lũ quét Làng Nủ, xã Phúc Khánh, đất đá tiếp tục sạt gây nổ lớn, chính quyền phải cắm biển cảnh báo người dân không đến gần.

1 tháng trước

Thủ tướng: Vùng Đông Nam Bộ cần phấn đấu tăng trưởng 2 con số

Bà Rịa - Vũng TàuVùng Đông Nam Bộ cần hoàn thiện thể chế, tập trung giải ngân đầu tư công, bứt phá xuất khẩu và kích cầu tiêu dùng để đạt tăng trưởng 2 con số, theo lãnh đạo Chính phủ.

1 tháng trước

Chàng trai biến gỗ vụn thành mô hình con vật

Thái NguyênTừ những mảnh gỗ tưởng như bỏ đi, anh Nguyễn Văn Huy mày mò ghép lại thành mô hình con vật cao tới cả mét, bán vài chục triệu đồng.

1 tháng trước

'Làm metro bằng ngân sách giúp TP HCM tự chủ công nghệ, nhà thầu'

Việc dùng ngân sách đầu tư metro giúp rút ngắn quy trình triển khai, chủ động công nghệ, nhưng thách thức lớn trước nguồn vốn hơn 47.000 tỷ, theo các chuyên gia.

1 tháng trước

Bị phạt vì dừng ôtô cho khách đi vệ sinh trên cao tốc

Bình ThuậnNam tài xế xe khách bị lập biên bản xử phạt do dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết để khách đi vệ sinh.

1 tháng trước

Tổng Bí thư: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng khi sắp xếp bộ máy

Theo Tổng bí thư Tô Lâm, việc sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị sẽ thực hiện từ trên xuống với phương châm "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng, tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng".

1 tháng trước

Hải Phòng dự kiến xây thêm cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện 2 sẽ được xây dựng bên trái cầu hiện có vào giai đoạn 2026-2030 với tổng đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng.

1 tháng trước

25 tấn cá chết trên hồ thủy điện ở Kon Tum

Thủy điện xả nước làm lớp bùn lắng dưới lòng hồ thủy điện Ya Ly xáo trộn, khiến hơn 25 tấn cá nuôi trên hồ bị thiếu oxy, chết hàng loạt.

6 tháng trước