Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình không thành lập Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp tư nhân

1 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Theo thống kê của tổng thư ký Quốc hội, nhiều đại biểu cho ý kiến đồng ý phương án dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở chỉ quy định thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước và không thành lập Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp tư nhân.

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình không thành lập Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp tư nhân - Ảnh 1.

Lao động trong ngành dệt may tại Việt Nam - Ảnh: H.P.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có tổng hợp phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo đó đã có 432/498 đại biểu Quốc hội gửi lại phiếu xin ý kiến.

Về việc điều chỉnh việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động trong dự thảo luật.

Theo thống kê có 163/432/498 đại biểu (chiếm 37,73% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và 32,73% tổng số đại biểu Quốc hội) đồng ý với phương án 1.

Theo đó quy định Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở điều chỉnh cả việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động.

Có 264/432/498 đại biểu (chiếm 61,11% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và 53,01% tổng số đại biểu Quốc hội) đồng ý với phương án 2.

Cụ thể phương án này quy định Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở chỉ quy định về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, còn ở các loại hình doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động khác thì tiếp tục thực hiện theo pháp luật về lao động và các quy định hiện hành có liên quan.

Ngoài ra có 5 đại biểu không chọn phương án và 11 đại biểu có ý kiến khác.

Về việc thành lập Ban thanh tra nhân dân, theo thống kê của tổng thư ký có 161/432/498 đại biểu (chiếm 37,27% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và 32,33% tổng số đại biểu Quốc hội) đồng ý với phương án 1.

Phương án này quy định thành lập Ban thanh tra nhân dân ở tất cả các loại hình cơ sở, gồm xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức có sử dụng lao động.

Nhưng có chỉnh lý thêm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tính chất, điều kiện của từng loại hình cơ sở, đặc biệt là ở khu vực ngoài Nhà nước.

Có 262/432/498 đại biểu (chiếm 60,65% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và 52,61% tổng số đại biểu Quốc hội) đồng ý với phương án 2.

Cụ thể phương án này quy định chỉ thành lập Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra có 9 đại biểu không chọn phương án và 11 đại biểu có phương án khác.

Trước đó trao đổi với Tuổi Trẻ, một ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật (cơ quan thẩm tra dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở) cho hay trong quá trình thẩm tra dự thảo luật đã được lấy ý kiến đầy đủ các bên liên quan theo quy định.

Sau khi có kiến nghị của một số hiệp hội doanh nghiệp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Trên cơ sở kết quả ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật và sẽ trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua vào sáng thứ năm (10-11).

Trước đó sau khi nghiên cứu dự thảo, 8 hiệp hội doanh nghiệp gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Hội Lương thực, Thực phẩm TP.HCM, Hội Thực phẩm minh bạch, Hội Dệt may Việt Nam, Hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy đã có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Đại diện các hiệp hội cho rằng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở nếu áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân sẽ gây ra nhiều khó khăn và chưa phù hợp với thực tế.

Các doanh nghiệp cũng lo ngại việc trao quyền cho người lao động, Ban thanh tra nhân dân quá nhiều, vượt quá quyền lợi hợp pháp chính đáng, khiến cho người lao động dễ dàng phát sinh ra yêu sách, kết bè phái, gây nhiễu cho chủ doanh nghiệp..., gây bất ổn cho doanh nghiệp và xã hội.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

6 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước