Nhân viên lò hỏa táng tại tâm dịch Covid-19 của Italy: Làm việc đến kiệt sức với rất ít dụng cụ bảo hộ, đối mặt nguy cơ cao lây nhiễm virus

Họ đã tiếp xúc với thi thể các nạn nhân nhiễm Covid-19 suốt hơn 1 tháng mà có rất ít găng tay hay khẩu trang. Vì hiện giờ cả Italy đều thiếu nghiêm trọng vật dụng y tế, nếu có bổ sung thì cũng được ưu tiên cho các y bác sĩ.

Hình ảnh những đoàn xe quân sự vận chuyển thi thể người nhiễm Covid-19 đến địa phương khác an táng là một biểu tượng đau buồn của tỉnh Bergamo, thuộc vùng Lombardy phía Bắc Italy. Địa phương này ghi nhận số ca nhiễm virus cao nhất đất nước, khoảng 6.500 ca theo ước tính của Ban bảo vệ dân sự. 

Nhân viên lò hỏa táng tại tâm dịch Covid-19 của Italy: Làm việc đến kiệt sức với rất ít dụng cụ bảo hộ, đối mặt nguy cơ cao lây nhiễm virus - Ảnh 1.

Quan tài ở Bergamo được xe quân sự chuyển đi nơi khác an táng (Ảnh: TGCom24)

Nhân viên lò hỏa táng tại tâm dịch Covid-19 của Italy: Làm việc đến kiệt sức với rất ít dụng cụ bảo hộ, đối mặt nguy cơ cao lây nhiễm virus - Ảnh 2.

(Ảnh: Reuters)

Hơn nữa, rất nhiều người đã qua đời ở Bergamo trong đại dịch Covid-19, khiến khoảng 80 lò hỏa táng của địa phương phải hết công suất suốt một tháng qua. Đến hiện tại, họ còn một danh sách dài những thi thể phải hỏa táng trong ít nhất 3 tuần nữa.

Antonio Ricciardi - người phụ trách dịch vụ ma chay trong Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (LIA) của tỉnh Bergamo - nhận định rằng các nhà tang lễ đều quá tải, khó bám trụ lâu hơn nữa. Thông thường, tỉnh Bergamo có khoảng 115 đám tang mỗi tháng, nhưng riêng tháng 3 này đã có hơn 800 đám.

Đáng nói hơn là tình trạng làm việc của các nhân viên lò hỏa táng. Không chỉ kiệt sức và gánh chịu áp lực nặng nề, họ còn thiếu hụt dụng cụ bảo hộ như găng tay hay khẩu trang. Họ cũng không được làm xét nghiệm dù đã tiếp xúc với rất đông người thân, bạn bè của các nạn nhân thiệt mạng vì Covid-19. Nhiều lò hỏa táng cho biết sẽ sớm ngừng làm việc nếu không được cung cấp kịp thời các thiết bị bảo hộ.

Nhân viên lò hỏa táng tại tâm dịch Covid-19 của Italy: Làm việc đến kiệt sức với rất ít dụng cụ bảo hộ, đối mặt nguy cơ cao lây nhiễm virus - Ảnh 3.

Mục cáo phó dài dằng dặc trên nhật báo địa phương Eco di Bergamo số ngày 17/3/2020.

"Thật vô cùng thiếu trách nhiệm nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra. Chúng tôi đã lui tới bệnh viện và nhà riêng của những người qua đời vì nhiễm Covid-19 mà không có biện pháp bảo vệ nào" - ông Ricciardi cho biết.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng chính phủ Italy đã đánh giá thấp nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 ở giai đoạn đầu. Ông Pietro Bonaldi - giám đốc Hiệp hội LIA - cho biết với đài Euronews: "Trong những ngày nhen nhóm dịch Covid-19, các quan tài vẫn để mở, và được chuyển về gia đình hay nhà thờ trước khi đưa tới nhà tang lễ. Do đó nhiều người đã tụ tập xung quanh quan tài, có thể khiến virus lây lan rất nhanh. Chúng tôi đã báo cáo tình hình với nhà chức trách ngay tại thời điểm đó".

Nhân viên lò hỏa táng tại tâm dịch Covid-19 của Italy: Làm việc đến kiệt sức với rất ít dụng cụ bảo hộ, đối mặt nguy cơ cao lây nhiễm virus - Ảnh 4.

Khi số người tử vong tăng lên, nhân viên lò hỏa táng ở Bergamo lại càng khan hiếm dụng cụ bảo hộ (Ảnh: AP)

Hiện giờ Italy đã cấm tổ chức lễ tang. Ngoài ra, thi thể người quá cố cũng được đặt trong một lớp màng khử trùng rồi đưa vào quan tài đóng kín, sau đó chuyển trực tiếp đến lò thiêu hay nghĩa trang. Italy không bắt buộc hỏa táng thi thể các nạn nhân nhiễm Covid-19.

Dù vậy, nguy cơ nhiễm bệnh của các nhân viên lò hỏa táng chỉ giảm xuống một phần, khi họ vẫn phải làm việc đến kiệt sức trong môi trường kém an toàn. Vấn đề này từng được truyền thông Italy thảo luận nhưng không thể xử lý triệt để vì cả nước đều thiếu vật tư y tế. Mà nếu được bổ sung khẩu trang, đồ bảo hộ... thì cũng ưu tiên cho các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. 

Ngoài ra, nhân viên lò hỏa táng còn không được làm xét nghiệm Covid-19 nếu không có triệu chứng bệnh. Kết quả là hàng trăm nhân viên ở Bergamo vẫn kiên nhẫn giúp các gia đình an táng người đã khuất, bất chấp mối nguy hại đối với sức khỏe của bản thân và cộng đồng xung quanh.

Sốc với chi phí để lùi Olympic 2020: "Sương sương" thôi đã lên đến 15 con số

4 kịch bản cho kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19

Mỗi xã phường sau sáp nhập dự kiến có 60 biên chế

Bộ Nội vụ dự kiến bình quân mỗi xã phường, đặc khu sau khi sáp nhập sẽ có 60 biên chế gồm khối Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương.

2 ngày trước

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu san lấp biển mở rộng Côn Đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu phương án san lấp biển mở rộng Côn Đảo, tạo dư địa phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

2 ngày trước

Quốc lộ 2 qua Tuyên Quang ngập sâu do mưa giông

Mưa giông mạnh đêm qua khiến quốc lộ 2 đoạn qua huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ngập hơn một mét, nhiều nhà dân bị thổi bay mái tôn.

2 ngày trước

Khởi công cải tạo rạch gần 9 km chảy qua nội đô TP HCM

Dự án rạch Xuyên Tâm chảy qua Bình Thạnh, Gò Vấp, tổng đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng, khởi công sáng 10/5, hoàn thành sau 3 năm giúp giảm ô nhiễm, chỉnh trang đô thị.

2 ngày trước

Thủ tướng đốc thúc 37 dự án giao thông tổng vốn hơn một triệu tỷ đồng

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu huy động máy móc, công an, quân đội, thanh niên đẩy nhanh tiến độ 37 dự án giao thông trọng điểm quốc gia với tổng vốn hơn một triệu tỷ đồng.

2 ngày trước

Ủy viên Thường vụ, Thành ủy viên có thể làm bí thư xã, phường ở TP HCM

Ủy viên ban thường vụ hoặc Thành ủy viên có thể được Thành ủy TP HCM phân công làm bí thư phường, xã đông dân, là động lực phát triển kinh tế.

2 ngày trước

Đường mới khánh thành sụt lún 'nuốt' ôtô, xe máy

Tây NinhTuyến đường ở huyện Châu Thành khánh thành cuối tháng 4 bị sụt lún đoạn dài hàng chục mét, ôtô và xe máy rơi xuống hố, 6 người bị thương, sáng 11/5.

2 ngày trước

Hà Nội định hướng lựa chọn bí thư phường, xã mới

Hà Nội ưu tiên lựa chọn thành ủy viên, bí thư cấp huyện, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện và các trưởng phòng ban có năng lực vượt trội làm bí thư phường, xã mới.

2 ngày trước