Nhà nước càng hiện đại càng ít can thiệp

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Có không ít người bàn luận về chuyện bỏ quy định cấm hát nhép trong văn bản pháp luật vừa mới ra đời, trong khi điểm quan trọng nhất của văn bản này lại ít được nhắc đến.

Toàn văn nghị định 144 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn không còn dùng từ "xin phép", "cấp phép"; ngay cả từ "giấy phép" chỉ còn trong phần nhắc lại văn bản cũ về các quy định chuyển tiếp.

Đây là một quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa người dân và Nhà nước; người dân có quyền tổ chức ca hát, đóng kịch, diễn hài - không việc gì phải "xin phép" và Nhà nước cũng không có chức năng "cấp phép" trong trường hợp này. 

Chỉ có khái niệm "thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật" và Nhà nước trong vai trò quản lý xem xét các điều kiện về an ninh trật tự, y tế, cháy nổ để có văn bản chấp thuận hay không.

Chuyện bỏ khái niệm giấy phép càng rõ hơn với hoạt động người đẹp trong nước đi dự thi các cuộc thi sắc đẹp thế giới. Nay không còn phải làm đơn xin phép, không còn quy định đã đạt danh hiệu chính tại các cuộc thi người đẹp trong nước… tuy vẫn còn thủ tục đề nghị cấp văn bản xác nhận dự thi; không rõ xác nhận để làm gì, xác nhận bằng cách nào. 

Nghị định 144 cũng bỏ chuyện "các tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam" cũng như "tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài" phải gởi hồ sơ xin phép mới được phổ biến. 

Bỏ việc phân biệt đối xử như thế là một việc làm đúng đắn, Nhà nước không thể và không nên ngồi xét duyệt từng tác phẩm để cho phép phổ biến.

Từ đó nhìn lại chuyện một số người phản ứng với việc bãi bỏ quy định cấm hát nhép là hiểu sai tinh thần của nghị định này. Vai trò của Nhà nước không thể là can thiệp vào từng chi tiết các hoạt động thường ngày trong cuộc sống. Hát nhép hay không hát nhép là trách nhiệm của từng nghệ sĩ với khán giả. 

Vừa sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật mà vừa cầm micro đưa lên để xuống y như đang hát "sống" là lừa dối và hình phạt là sự tẩy chay của khán giả, là sự lên án của đồng nghiệp, chứ không phải là một hình thức chế tài nào từ phía Nhà nước.

Bỏ quy định cấm hát nhép là Nhà nước trao lại trách nhiệm đó cho giới nghệ sĩ, tự giám sát nhau để giữ uy tín cho nghề nghiệp. Tiền thuế của dân không thể sử dụng cho một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đi kiểm tra xem ai hát nhép ai không. 

Ở đây bỏ quy định không phải là khuyến khích hát nhép, cổ xúy cho cái xấu, sự thiếu trung thực. Nó đơn giản chỉ là trao cái trách nhiệm ấy cho chính người nghệ sĩ và hội nghề nghiệp của họ.

Một nhà nước hiện đại là nhà nước càng ít can thiệp vào cuộc sống của người dân càng tốt. Không một nhà nước nào có thể ngồi biên soạn hết các quy định cụ thể, chi tiết trường hợp nào được phép hát nhép, trường hợp nào không; hay ai được đi thi người đẹp quốc tế, ai chưa. 

Nghị định 144 với một số điều đổi mới được ra đời theo tinh thần đó.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

6 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước