Ngân sách cho phòng chống dịch trong hai năm lên tới hơn 71.720 tỉ đồng

1 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Tổng nguồn lực ngân sách trung ương bố trí, dành cho phòng, chống dịch trong hai năm (2021 - 2022) khoảng 71.720 tỉ đồng, riêng năm 2021 là 51.220 tỉ đồng.

Ngân sách cho phòng chống dịch trong hai năm lên tới hơn 71.720 tỉ đồng - Ảnh 1.

Ngân sách được phân bổ để chi cho phòng chống dịch trong 2 năm là hơn 71.720 tỉ đồng - Ảnh: TỰ TRUNG

Thông tin được nêu trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về đánh giá thực hiện nghị quyết 30-2021 các chính sách phòng, chống dịch COVID-19.

Theo báo cáo này, tổng nguồn lực ngân sách trung ương bố trí, dành cho phòng, chống dịch trong hai năm (2021 - 2022) khoảng 71.720 tỉ đồng, lượng vắc xin tiếp nhận từ viện trợ, tài trợ là 95,08 triệu liều.

Trong đó, riêng số ngân sách bố trí năm 2021 là 51.220 tỉ đồng, tổng kinh phí đã quyết định chi là 34.260 tỉ đồng, như vậy còn lại 16.960 tỉ đồng.

Trong số này có 1.353 tỉ đồng được phép chuyển nguồn theo quy định (499 tỉ đồng thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch; 854 tỉ đồng cho Quỹ vắc xin phòng COVID-19).

Theo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho phép phân bổ, sử dụng khoản kinh phí còn lại của năm 2021 là hơn 15.600 tỉ đồng, chuyển nguồn sang năm 2022 để tiếp tục mua vắc xin, chi phòng, chống dịch.

Như vậy, tổng số nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho năm 2022 để thực hiện phòng, chống dịch, mua vắc xin (gồm cả số chuyển nguồn từ năm 2021 sang) là 36.102 tỉ đồng.

Chính phủ đánh giá, việc bố trí ngân sách từ trung ương năm 2021-2022 đã đáp ứng cơ bản nhu cầu kinh phí cho phòng, chống dịch của các bộ ngành và địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khó khăn vì dịch.

Tuy nhiên, do khan hiếm vắc xin, thiết bị sinh phẩm y tế nên việc mua chưa đáp ứng yêu cầu số lượng, thời gian. Những vấn đề phát sinh như đấu thầu, chỉ định thầu trong mua sắm vật tư sinh phẩm y tế… nên giải ngân kinh phí năm 2021 chậm, chưa tương xứng nguồn lực được giao.

Cùng với nguồn tiền từ ngân sách, còn có các nguồn lực được huy động như nguồn ủng hộ, đóng góp tự nguyện thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguồn nhắn tin ủng hộ.

Các nguồn lực khác cũng được Chính phủ giao Bộ Y tế tiếp nhận, quản lý như trang thiết bị y tế, vật tư, thuốc…, được tiếp nhận từ các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước; nguồn huy động từ doanh nghiệp, cá nhân.

Đến nay dịch bệnh được kiểm soát, Chính phủ cho biết đã giao Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị, địa phương đã được hỗ trợ trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch thực hiện các thủ tục quản lý sử dụng tài sản theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, ước chi phụ cấp phòng, chống COVID-19 năm 2021 là hơn 12.835 tỉ đồng. Các địa phương cũng có các chế độ, chính sách hỗ trợ thêm cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch. Ước chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở cách ly, điều trị COVID-19 năm 2021 là trên 4.404 tỉ đồng.

Dành gần 87.000 tỉ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Liên quan tới các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, báo cáo của Chính phủ cho hay đến cuối tháng 8-2022, trung ương và các địa phương đã dành gần 87.000 tỉ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ cho 857.000 người sử dụng lao động, gần 56 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác.

Cùng đó, loạt chính sách về tài khóa như miễn, giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa dịch vụ, giảm, miễn tiền thuê đất năm 2021 với các đối tượng bị ảnh hưởng COVID-19; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021…

Tổng giá trị hỗ trợ tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất năm 2021 là khoảng 145.000 tỉ đồng (số tiền được gia hạn 120.000 tỉ đồng; miễn, giảm khoảng 25.000 tỉ đồng).

Năm 2022 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của COVID-19. Do đó, với gói phục hồi kinh tế - xã hội gần 350.000 tỉ đồng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường đầu năm, hiện đang được triển khai tích cực để góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hồi phục kinh tế, duy trì đà tăng trưởng.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

6 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước