Năng lượng thông minh: Trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh

3 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Trong những trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh, phát triển năng lượng thông minh đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vậy, việc hướng đến một đô thị thông minh hơn, sạch hơn, xanh hơn, bền vững hơn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta sử dụng năng lượng tại các đô thị.

Nhiệm vụ quan trọng

Phát biểu tại hội thảo chuyên đề Năng lượng thông minh trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020, ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay, trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu, phát triển đô thị thông minh là một hướng đi đúng đắn cho các đô thị trở nên bền bững hơn xoay quanh các trụ cột quan trọng như quản trị thông minh, năng lượng thông minh, giao thông thông minh, kinh tế thông minh, con người thông minh... Trong những trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh, phát triển năng lượng thông minh đóng vai trò hết sức quan trọng.

Năng lượng thông minh: Trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh
Ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phát biểu tại hội thảo

“Chúng ta đều biết, các đô thị tiêu thụ 70% năng lượng toàn cầu và đồng thời cũng là tác nhân của 70% khí thải gây ô nhiễm tại các đô thị. Bởi vậy, việc hướng đến một đô thị thông minh hơn, sạch hơn, xanh hơn, bền vững hơn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta sử dụng năng lượng tại các đô thị” - ông Lục nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, để hướng đến phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2030-2045, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những quan điểm quan trọng được đề cập trong Nghị quyết 55 đó là sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội.

"Theo định hướng, chỉ đạo của Bộ Chính trị nêu trên, Việt Nam đang thực hiện phát triển ngành năng lượng phải gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, và phát triển bền vững, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển năng lượng thông minh tại các đô thị. Đây là mục tiêu, nhiệm vụ rất quan trọng trong thời gian tới" - ông Lục cho biết thêm.

Cũng phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ, sử dụng năng lượng tiết kiệm, phát triển đô thị thông minh có vai trò quan trọng trong việc phát triển của đất nước ta cũng như các nước ASEAN. Ở Việt Nam hiện nay theo thống kê của Bộ Xây dựng có 833 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 20 đô thị loại 1, phần còn lại là đô thị loại 3 và loại 4.

Theo chiến lược phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030 thì có khoảng 50% dân số Việt Nam sẽ sống ở các đô thị. Vấn đề rất lớn đặt ra, quá trình đô thị hóa là quá trình quan trọng để phát triển và ở hầu hết các nước, các nền kinh tế và khi đã trở thành quá trình tất yếu, thì nó sẽ kèm theo thay đổi toàn bộ cơ cấu nền kinh tế, thay đổi phong cách sống, tiêu chuẩn sống của người dân các nước. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa cũng đối mặt với rất nhiều rủi ro, hệ lụy như mật độ dân số quá cao, tắc đường, ô nhiễm không khí, hạ tầng xã hội...

Năng lượng thông minh: Trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh
Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, đối với Việt Nam và khu vực ASEAN nhu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là vấn đề sống còn

Do đó, chúng ta cần tìm ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề trên, để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể tiến hành đô thị hóa thành công, hướng đến tiêu chuẩn sống cao hơn cho người dân mà không gặp phải những hệ lụy, trong khi nó luôn đặt ra trong quá trình phát triển mà các quốc gia.

Nghị quyết 55-NQ/TW đã nhấn mạnh yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là quốc sách. Trên thực tế, quá trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ở Việt Nam đã thực hiện được 10 năm. Tuy nhiên, hiện nay ngoài việc làm thế nào để cung cấp đủ năng lượng cho các đô thị, chúng ta đặt ra thêm một nhu cầu nữa là sử dụng năng lượng thông minh.

"Tôi cho đây là một quá trình thay đổi về chất trong quá trình sử dụng năng lượng. Ngoài tiết kiệm hiệu quả, kiểm soát cung cầu tốt còn phải sử dụng năng lượng thông minh trên con đường hướng đến các đô thị thông minh" - Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhận định.

Đầu tư năng lượng thông minh - lợi ích lâu dài

Đánh giá về vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm đối với phát triển đô thị thông minh, ông An cho rằng, đối với Việt Nam và khu vực ASEAN nhu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sống còn. Theo báo cáo của Tổ chức Năng lượng thế giới, ASEAN hiện còn đang xuất khẩu một số năng lượng sơ cấp, nhưng sẽ rất nhanh ASEAN sẽ trở thành một khối nhập dòng về nguồn năng lượng này. Nhu cầu đáp ứng năng lượng là nhu cầu sống còn trong thời kỳ hiện đại hóa các nền kinh tế. Với các nước nhập khẩu dòng năng lượng thì rõ ràng sử dụng năng lượng hiệu quả là nhu cầu tự thân.

Năng lượng thông minh: Trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh
Hội thảo chuyên đề Năng lượng thông minh trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị

Bên cạnh đó, tại hội thảo, các chuyên gia cũng đặt ra những băn khoăn, làm thế nào để giải đáp bài toán năng lượng trong các đô thị trên con đường phát triển của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN. Đồng thời, làm sao chúng ta có thể sử dụng năng lượng thông minh một cách thực sự, nhằm giảm cường độ sử dụng năng lượng của nền kinh tế?

Ngoài ra, đánh giá về tác động của việc sử dụng hiệu quả năng lượng xanh tại các khu đô thị, khu kinh tế, ông John Rockhold, Trưởng nhóm Công tác điện và năng lượng, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thông tin, hiện nay, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị tại Việt Nam đã hướng đến sử dụng năng lượng sạch, xanh với công nghệ tân tiến, hiện đại. Việc đầu tư phát triển năng lượng thông minh ban đầu sẽ tốn kém, nhưng sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Cụ thể, các khu công nghiệp có môi trường năng lượng thông minh sẽ giúp gia tăng sự cạnh tranh, thu hút sự đầu tư nhiều hơn. Đồng thời giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thông qua năng lượng tái tạo, giúp nâng cao GDP, nâng cao môi trường kinh doanh, và đáp ứng nhu cầu cao hơn của các tầng lớp trung lưu.

Trình bày về giải pháp sử dụng lưới điện thông minh trong các khu đô thị thông minh, ông Đỗ Nguyên Hưng - Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban năng lượng Việt Nam - Campuchia - Myanma cho hay, bài toán trước mắt cần phải giải quyết cho lưới điện thông minh là phân loại cung và cầu, thông qua chuyển đổi số, số hóa phát triển vận hành lưới điện. Tuy nhiên, vận hành lưới điện thông minh phải có các thiết bị thông minh đi kèm. Xu hướng phát triển sắp tới của những phần mềm quản lý sẽ nằm trên điện toán đám mây, lúc đó chúng ta sẽ ủy quyền cho các nhà chuyên môn, đơn vị tư vấn giúp giải quyết bài toán quản lý.

Theo các chuyên gia, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, dư địa tiết kiệm năng lượng còn rất lớn. Sử dụng năng lượng thông minh chắc chắn sẽ đóng góp vào quá trình phát triển bền vững và thông minh của các đô thị nói riêng và của các quốc gia trong khu vực ASEAN nói chung.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước