Muốn cạnh tranh tốt, TP.HCM phải gỡ được 'nút thắt' thể chế

4 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Ngày 6-11, Học viện Cán bộ TP.HCM phối hợp cùng cơ quan thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam đã tổ chức tọa đàm khoa học về chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị của TP.HCM trong điều kiện mới”.

Muốn cạnh tranh tốt, TP.HCM phải gỡ được nút thắt thể chế - Ảnh 1.

Tọa đàm khoa học về nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị của TP.HCM - Ảnh: TRUNG NIÊN

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Quốc hội đang trong quá trình xem xét thảo luận và quyết nghị về đề án chính quyền đô thị tại TP.HCM. Ngoài ra, đề án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại TP.HCM, trong đó có sự thành lập TP Thủ Đức, cũng bắt đầu thực hiện. 

Vì vậy, tọa đàm có tính thời sự thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học.

Muốn cạnh tranh tốt, TP.HCM phải gỡ được nút thắt thể chế - Ảnh 2.

Lập thành phố Thủ Đức - một trong những những đề xuất đang trong quá trình triển khai thực hiện - hứa hẹn tạo động lực mới cho TP.HCM. Trong ảnh là khu vực hình thành TP Thủ Đức trong tương lai - Ảnh: TỰ TRUNG

Tiến sĩ Phan Hải Hồ - Học viện Cán bộ TP - cho rằng để nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị, cần đề xuất trung ương cho TP.HCM được quyền tự quyết bộ máy giúp việc, được vận dụng cơ chế tự đào thải trong bộ máy khi nhân sự không đáp ứng yêu cầu.

Về cơ chế tài chính, ông Hải Hồ kiến nghị cần tạo cơ chế nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu mới, nguồn thu mới không phải điều tiết về trung ương trong một thời gian nhất định .

“Với mô hình chính quyền địa phương được tự chủ nguồn thu địa phương theo Luật ngân sách nhà nước năm 2015, cần thiết mở rộng thêm các vấn đề ngân sách ngoài phạm vi nghị quyết 54. Ngoài ra tăng tỉ lệ % giữ lại cho TP trong 5-10 năm tới và việc này do HĐND TP quyết định”, ông Hồ nói.  

Muốn cạnh tranh tốt, TP.HCM phải gỡ được nút thắt thể chế - Ảnh 3.

Bà Phạm Phương Thảo phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: TRUNG NIÊN

Bà Phạm Phương Thảo - nguyên phó bí thư Thành ủy, nguyên chủ tịch HĐND TP - cho rằng việc quản trị một đô thị lớn như TP.HCM, muốn nâng cao chất lượng về mọi mặt có rất nhiều thách thức trong điều kiện mới. Theo bà Thảo, hiện điểm nghẽn lớn của TP.HCM vẫn là thể chế. Có nhiều việc cần thiết TP muốn làm nhưng còn vướng cơ chế xin - cho.

“TP cần được hưởng cơ chế tài chính phù hợp. Tỉ lệ điều tiết ngân sách hợp lý và ổn định mới chủ động các kế hoạch phát triển. Không chủ động nguồn thu thì làm sao dám vay tiền để đầu tư dài hạn?”, bà Thảo đặt vấn đề.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát, giám đốc Học viện Cán bộ TP, cho biết cơ chế phân cấp, phân quyền cho địa phương đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện, nhất là về thuế. Các loại thuế thu được đều gồm một phần cho trung ương, một phần cho địa phương. Như vậy, cả trung ương lẫn địa phương đều nỗ lực để nuôi dưỡng nguồn thu. 

Trong khi đó, hiện TP.HCM có thể quyết khâu chi nhưng lại không được quyền chủ động quyết định về nguồn thu. Điều này rất khó cho TP.

Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến kỳ vọng khi mô hình chính quyền đô thị được thông qua, TP.HCM sẽ có thêm điều kiện để phát triển nhanh hơn; đồng thời lưu ý để tiến tới mục tiêu đó, TP phải xây dựng nền kinh tế tri thức, kinh tế số, quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo, nâng cao chất lượng môi trường sống, tăng cường sự tham gia quản lý của người dân...

Thủ tướng: Tăng tốc phát triển kinh tế xã hội và sắp xếp bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết năm 2025 Chính phủ hướng đến tăng tốc, bứt phá hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nhiệm kỳ và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

2 tháng trước

Khánh Hòa: Phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu Khu dân cư phía Tây đường 2 tháng 4

(Xây dựng) - UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư phía Tây đường 2 tháng 4 thuộc phường Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.

2 tháng trước

Đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước

(Xây dựng) - Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước.

2 tháng trước

Cần Thơ: Phê duyệt dự toán chi phí lập 02 Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

(Xây dựng) – UBND thành phố Cần Thơ vừa phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập 02 Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đó là Quyết định số 1383/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất bãi bồi sông Hậu và Quyết định số 1382/QĐ-UBND phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập Đồ án quy hoạch khu đất Bãi công trường 6.

8 tháng trước

Hà Tĩnh: Điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Vũ Quang

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 1508/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Vũ Quang, tỷ lệ 1/5.000.

8 tháng trước

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 556/QĐ-TTg ngày 22/6/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

8 tháng trước

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

1 năm trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

1 năm trước