Một huyện có 900 trâu bò chết rét, bà con lo mất tết

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Dù không nằm trong khu vực trọng điểm rét đậm, rét hại nhưng tại huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã có hơn 900 gia súc bị chết rét.

Một huyện có 900 trâu bò chết rét, bà con lo mất tết - Ảnh 1.

Một con bò bị chết do giá lạnh ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) được người dân phát hiện - Ảnh: VĂN DIÊN

Con số này cao gần gấp đôi tổng số gia súc chết rét của 7 tỉnh miền núi phía Bắc trong đợt giá rét vừa qua.

Tại buổi làm việc với các địa phương có số trâu bò, dê chết rét, ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch UBND huyện A Lưới - thốt lên rằng con số này quá lớn và lo lắng bà con năm nay lại mất tết.

Mưa, lạnh, hết cỏ

Căn chuồng nuôi trâu bò nằm trước căn nhà của ông A Viết My (60 tuổi, xã A Roàng, huyện A Lưới) giờ trống toang, trơ trụi. 

Chỉ vào đống tro củi còn vụn than trước căn chuồng tuềnh toàng, ông My nói rằng mấy ngày trước nghe trời lạnh xuống còn 7-8ºC nên phải chất củi đốt lửa sưởi ấm cho đàn trâu cày của nhà ông. 

"Vậy mà Giàng (ông trời - PV) vẫn bắt của nhà mình 3 con trâu, 1 con bò với 1 con dê. Trời lạnh quá trâu bò chịu không nổi, chết rét hết" - ông My rơm rớm nói.

Chung cảnh ngộ với ông My, nhà bà Hồ Thị Kê (hàng xóm của ông My) cũng có 1 con bò giống bị chết. Còn 1 con bê ốm nhom đang lảo đảo ăn cỏ ở góc vườn, bà Kê nói rằng nếu rét nữa thì con bê này cũng chết theo mẹ nó thôi.

"Bò chết thì làm thịt rồi chia cho mấy đứa con, chứ bán không ai mua. Con bò giá trị vài chục triệu đồng nay chết không thu được đồng nào vì trâu, bò, dê cả xã chết nhiều lắm. Gia đình mẹ năm nay không có tết rồi" - bà Kê buồn rầu nói.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện A Lưới, ông Hồ Văn He - bí thư Đảng ủy xã Lâm Đớt (xã có số lượng trâu bò chết nhiều thứ 2 của huyện A Lưới) - nói không chỉ trâu bò của người dân bị chết, mà bản thân gia đình ông cũng thiệt hại mất 3 con bò trong đợt rét vừa qua. 

"A Lưới vừa rồi mưa lạnh kéo dài gần 4 tháng trời. Mưa dầm khiến cỏ không mọc được, không có nguồn thức ăn cho trâu bò. Chưa bao giờ A Lưới trải qua đợt lạnh như vừa qua" - ông He nói.

Một huyện có 900 trâu bò chết rét, bà con lo mất tết - Ảnh 2.

Ông A Viết My bần thần đứng trước chuồng nuôi trâu bò trống trơn vì đàn trâu bị chết sạch trong đợt mưa rét vừa qua - Ảnh: NHẬT LINH

Còn lạnh thì trâu bò còn chết nữa?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng nguyên nhân khiến trâu bò của huyện chết nhiều trong đợt lạnh vừa qua chủ yếu do tập quán chăn thả gia súc của bà con. 

Trong đợt lạnh vừa rồi, có lúc nhiệt độ ở A Lưới xuống dưới 10ºC nhưng bà con lại không mặc thêm áo mưa tránh rét cho đàn trâu bò, mà vẫn tiếp tục nuôi thả ở khu vực đồi núi. 

Một điểm nữa là do chuồng trại nuôi trâu bò ở A Lưới không đảm bảo kín gió, sạch sẽ nên khiến đàn trâu bò bị chết nhiều.

"Dù đã được cảnh báo mưa lạnh kéo dài nhưng bà con ở A Lưới cũng không chuẩn bị thức ăn như rơm, chuối cho đàn gia súc khiến phần lớn chết do thiếu thức ăn, không đề kháng lại với mưa rét" - ông Hùng nói thêm. 

Cũng theo ông Hùng, dự báo từ nay đến tết còn vài đợt không khí lạnh tràn về thì đàn trâu bò của huyện sẽ chết nữa.

Còn ông Hồ Văn He thừa nhận ngoài tập quán của bà con, một phần trách nhiệm để xảy ra việc trâu bò chết nhiều có liên quan đến các cán bộ địa phương. 

"Chúng tôi thừa nhận có sự lơ là trong việc nhắc nhở, đôn đốc bà con phòng rét lạnh cho đàn gia súc. Trong các cuộc họp Đảng ủy sắp tới chúng tôi sẽ có sự nhắc nhở, rút kinh nghiệm trong hệ thống cán bộ xã" - ông He nói.

Trước tình hình trên, ông Phan Ngọc Thọ - chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - đã yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh lập đoàn kiểm tra với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn về địa bàn huyện A Lưới để đánh giá hiện trạng, tìm hiểu nguyên nhân việc gia súc bị chết trong thời gian qua. 

Sở này cũng được chỉ đạo hướng dẫn thống kê thiệt hại theo đúng quy định; đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi. Đồng thời chủ động bố trí ngân sách địa phương để khắc phục hậu quả cho người dân.

909

Trong báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện A Lưới gửi Ban Chỉ đạo trung ương phòng chống thiên tai, toàn huyện có 909 con gia súc bị chết do lạnh.

Trong đó có 62 con trâu, 469 con bò và 378 con dê. Tuy nhiên trong báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế gửi cùng cơ quan trên thì số gia súc bị chết do lạnh ở huyện này chỉ là 461 con.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết con số 909 là chính xác vì được các địa phương cập nhật từng ngày và báo cáo lại sau.

Về việc xử lý đàn gia súc bị chết, ông Hồ Vang, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết bà con đã giết thịt những con trâu, bò, dê còn sử dụng được sau khi vừa chết vì lạnh.

"Một số con trâu bò hiện nay vẫn chưa tìm thấy xác vì bà con thường chăn thả ở vùng đồi núi. Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra lại số liệu báo cáo của huyện về số gia súc bị chết" - ông Vang nói.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

6 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước