Mỗi xã phường sau sáp nhập dự kiến có 60 biên chế

6 giờ trước Nguồn:

Bộ Nội vụ dự kiến bình quân mỗi xã phường, đặc khu sau khi sáp nhập sẽ có 60 biên chế gồm khối Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương.

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp ngày 9/5, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết đã hướng dẫn nguyên tắc bố trí cán bộ, công chức, viên chức của chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo chủ trương, số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số hiện có trước khi sáp nhập và phải thực hiện tinh giản biên chế. Trong vòng 5 năm, biên chế cấp tỉnh cần được điều chỉnh giảm về đúng quy định.

Khi chính quyền cấp tỉnh sau sáp nhập đi vào hoạt động, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương để hoàn thiện vị trí việc làm, dựa trên quy mô dân số và diện tích tự nhiên của địa phương, trước khi trình cấp có thẩm quyền giao biên chế.

Đối với cấp xã, phường, đặc khu, biên chế trước mắt sẽ được giữ nguyên theo số lượng hiện có của cấp huyện và cấp xã, ngoại trừ các trường hợp cán bộ, công chức xã không đáp ứng tiêu chuẩn hoặc tự nguyện thôi việc.

Sau khi hệ thống chính trị cấp xã đi vào hoạt động ổn định, Bộ Nội vụ dự kiến sẽ bố trí bình quân 60 biên chế cho mỗi xã, phường, đặc khu, bao gồm biên chế của khối Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu ngày 9/5. Ảnh: Nhật Bắc

Sau phiên họp hôm nay, Bộ Nội vụ sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã. Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ ban hành 34 nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập.

Tại phiên họp, Bộ Nội vụ đã đề xuất Thủ tướng tặng bằng khen cho 10 địa phương đã xây dựng hồ sơ đề án trình Chính phủ đảm bảo chất lượng và hoàn thành sớm hơn thời hạn quy định. Các địa phương này bao gồm Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Trị, Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ.

Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành trung ương sớm xây dựng nghị định quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn và thủ tục hành chính, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền cấp tỉnh, xã trong các lĩnh vực chuyên ngành. Công việc này cần được hoàn thành trước ngày 10/6, và các văn bản do bộ, ngành ban hành cần hoàn tất trước ngày 20/6.

Người đứng đầu ngành nội vụ bày tỏ mong muốn lãnh đạo các địa phương chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, tài chính, tài sản công, cũng như xây dựng phương án sắp xếp, bố trí nhân sự, nhằm đảm bảo các đơn vị hành chính mới có thể sớm đi vào hoạt động sau khi Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết liên quan.

Các địa phương cũng cần đề xuất cấp có thẩm quyền về việc chỉ định, bổ nhiệm, sắp xếp và bố trí các chức danh lãnh đạo chủ chốt sau khi sáp nhập. Đồng thời, cần có các chính sách hợp lý để hỗ trợ những người chịu tác động từ việc sáp nhập, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.

Theo tờ trình Bộ Nội vụ gửi Chính phủ ngày 8/5, sau khi sáp nhập, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 6 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ; 28 tỉnh gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang.

Tổng số đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập là 3.321 đơn vị, trong đó có 2.636 xã, 672 phường và 13 đặc khu. Có 3.193 xã phường mới hình thành do sáp nhập và 128 xã phường giữ nguyên, giảm 6.714 đơn vị so với hiện nay (66,91%).

Vũ Tuân

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu san lấp biển mở rộng Côn Đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu phương án san lấp biển mở rộng Côn Đảo, tạo dư địa phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

6 giờ trước

Quốc lộ 2 qua Tuyên Quang ngập sâu do mưa giông

Mưa giông mạnh đêm qua khiến quốc lộ 2 đoạn qua huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ngập hơn một mét, nhiều nhà dân bị thổi bay mái tôn.

6 giờ trước

Khởi công cải tạo rạch gần 9 km chảy qua nội đô TP HCM

Dự án rạch Xuyên Tâm chảy qua Bình Thạnh, Gò Vấp, tổng đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng, khởi công sáng 10/5, hoàn thành sau 3 năm giúp giảm ô nhiễm, chỉnh trang đô thị.

6 giờ trước

Thủ tướng đốc thúc 37 dự án giao thông tổng vốn hơn một triệu tỷ đồng

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu huy động máy móc, công an, quân đội, thanh niên đẩy nhanh tiến độ 37 dự án giao thông trọng điểm quốc gia với tổng vốn hơn một triệu tỷ đồng.

6 giờ trước

Ủy viên Thường vụ, Thành ủy viên có thể làm bí thư xã, phường ở TP HCM

Ủy viên ban thường vụ hoặc Thành ủy viên có thể được Thành ủy TP HCM phân công làm bí thư phường, xã đông dân, là động lực phát triển kinh tế.

6 giờ trước

Đường mới khánh thành sụt lún 'nuốt' ôtô, xe máy

Tây NinhTuyến đường ở huyện Châu Thành khánh thành cuối tháng 4 bị sụt lún đoạn dài hàng chục mét, ôtô và xe máy rơi xuống hố, 6 người bị thương, sáng 11/5.

6 giờ trước

Hà Nội định hướng lựa chọn bí thư phường, xã mới

Hà Nội ưu tiên lựa chọn thành ủy viên, bí thư cấp huyện, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện và các trưởng phòng ban có năng lực vượt trội làm bí thư phường, xã mới.

6 giờ trước

'Khó chấp nhận nếu quy mô kinh tế Hải Phòng không ở top ba cả nước'

Với vị thế, tiềm năng vốn có, Hải Phòng phải là thành phố lớn thứ ba cả nước về quy mô kinh tế, chỉ sau Hà Nội và TP HCM, theo Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu.

6 giờ trước