Mỏ vàng Bồng Miêu: sẽ đóng hay mở?

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Đơn vị khai thác mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam) từng tuyên bố phá sản, để lại món nợ lớn và nhiều hệ lụy. Việc đóng cửa mỏ vàng này mấy năm qua vẫn chưa xong, vì sao tỉnh lại đề xuất thăm dò mở cửa lại mỏ vàng này?

Mỏ vàng Bồng Miêu: sẽ đóng hay mở? - Ảnh 1.

Bốn năm qua mỏ vàng Bồng Miêu vẫn chưa đóng cửa, nạn khai thác vàng vẫn tiếp diễn lâu nay - Ảnh: L.T.

Tỉnh Quảng Nam phải chi tiền tỉ để thực hiện đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu. Nhưng mới đây, tỉnh này lại đề nghị cho phép lựa chọn nhà đầu tư mới để thực hiện việc thăm dò, đánh giá trữ lượng còn lại, làm cơ sở cấp phép khai thác.

4 năm chưa đóng cửa mỏ vàng

Năm 1992, Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu (thuộc Tập đoàn Besra) được cấp phép khai thác khoáng sản vàng gốc tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam). 

Năm 2016, hết hạn giấy phép khai thác vàng. Năm 2018, TAND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty này. 

Tỉnh này cũng đã trình Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, bố trí từ ngân sách tỉnh số tiền 12,6 tỉ đồng cùng với số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường do công ty trên đã nộp hơn 6,4 tỉ đồng để thực hiện đề án. Tuy nhiên 4 năm qua, từ khi doanh nghiệp hết hạn khai thác, mỏ vàng này vẫn chưa đóng cửa.

Ông Nguyễn Thế Vinh, chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, cho biết việc chậm đóng cửa mỏ vàng này đã dẫn đến nhiều hệ lụy cho địa phương. Nhiều người lén lút vào hầm lò ở mỏ này để khai thác vàng trái phép, chính quyền địa phương liên tục phải đưa lực lượng truy quét. 

Môi trường khu vực này chưa được phục hồi, những hồ, đập còn tồn lại lượng nước thải, quặng thải, khi có mưa lớn tràn ra ngoài môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. 

"Lo lắng nhất là tình trạng làm vàng trái phép ở hầm lò cũ, khi trời mưa lớn dễ dẫn đến sập hầm, sạt lở gây chết người. Bốn năm nay, chúng tôi cứ cử lực lượng truy quét, rồi công an túc trực nhưng nạn "vàng tặc" vẫn còn diễn ra. Thực sự địa phương đã quá mỏi mệt, chúng tôi trông cho đóng cửa mỏ càng sớm càng tốt" - ông Vinh nói.

Kế hoạch đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu đã được bộ phê duyệt, đã chọn nhà thầu thi công đề án dự kiến hoàn thành trong năm 2017. Nhân dân và chính quyền xã Tam Lãnh đã nhiều lần kiến nghị đẩy nhanh tiến độ đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện.

Xin chọn nhà đầu tư mới

Tháng 9-2020, khi tình hình tại mỏ vàng này còn quá ngổn ngang, tỉnh lại có công văn gửi Bộ TN-MT về việc đề nghị lựa chọn nhà đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản tại mỏ vàng Bồng Miêu. Tỉnh đề nghị bộ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép lựa chọn nhà đầu tư mới để thực hiện việc thăm dò, đánh giá trữ lượng còn lại, làm cơ sở cấp phép khai thác khoáng sản tại mỏ vàng Bồng Miêu thay vì quyết định đóng cửa mỏ.

Việc này nhằm tránh lãng phí khi sử dụng ngân sách để đóng cửa mỏ. Việc quản lý khoáng sản vàng trong thực tế chỉ thực sự hiệu quả khi có một doanh nghiệp được cấp phép đứng ra tổ chức, thăm dò, khai thác và quản lý mỏ, ngăn chặn được tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, tránh thất thoát tài nguyên, tăng thu cho ngân sách nhà nước và giảm bớt kinh phí địa phương trong việc quản lý, bảo vệ khoáng sản.

Trước đó, tháng 8-2020, Văn phòng Chính phủ có công văn về việc thực hiện đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ TN-MT rà soát đề án và các vấn đề liên quan, phối hợp với tỉnh để tổ chức đóng cửa mỏ khoáng sản này. 

Tháng 10-2020, Bộ TN-MT có công văn trả lời tỉnh Quảng Nam, rằng quy định tại điều 73 Luật khoáng sản năm 2010, mỏ vàng Bồng Miêu thuộc trường hợp phải đóng cửa mỏ do giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn. Do tổ chức được cấp phép khai thác đã phá sản, việc thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện theo luật định.

"Vấn đề chọn nhà đầu tư thăm dò, khai thác tại mỏ vàng Bồng Miêu sẽ được xem xét sau khi hoàn thành việc đóng cửa mỏ theo quy định" - công văn nêu rõ.

Đóng cửa không phải là "xóa sổ" mỏ vàng

Công ty vàng Bồng Miêu đã lấy đi rất nhiều vàng, sau đó phá sản, để lại nhiều hệ lụy như nợ thuế, môi trường, tỉnh phải bỏ tiền để đóng cửa mỏ. Giờ chưa đóng cửa mỏ, vì sao tỉnh lại đề xuất cho nhà đầu tư khác thăm dò, khai thác?

Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Hồ Quang Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết sắp tới Bộ TN-MT sẽ làm việc với tỉnh để gấp rút đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu. Theo quy định, khi không khai thác nữa thì phải đóng cửa mỏ vàng, nếu không sẽ gây khó khăn cho việc quản lý của địa phương.

Ông Bửu lý giải rằng thứ nhất do lâu đóng cửa mỏ, cho nhà đầu tư khác thăm dò, khai thác cũng sẽ là một giải pháp để ngăn chặn việc khai thác trái phép gây thất thoát tài nguyên nhà nước, khi có nhà đầu tư vào khai thác thì có thêm ngân sách nhà nước. Quả thực mỏ này còn, nhà đầu tư vào thì tỉnh được lợi, thậm chí sẽ chấm dứt được nạn khai thác vàng trái phép. "Việc đóng cửa mỏ không phải là đóng vĩnh viễn, là xóa sổ luôn mỏ vàng. Đây là tài nguyên thiên nhiên của đất nước, khi đóng cửa mỏ xong vẫn kêu gọi đầu tư được" - ông Bửu nói.

Được biết, ngày 19-11, UBND tỉnh Quảng Nam lại có công văn gửi Bộ TN-MT đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

2 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

5 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

5 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

5 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

5 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

5 tháng trước