Thứ "khí cụ" hiệu quả nhất để cứu sống bệnh nhân khỏi tay "giặc" Covid-19 thời điểm hiện tại.
Mỹ vừa chính thức trở thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở - thiết bị y tế quyết định sự sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy thở, 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.
Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.
Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.
Đây là cách máy thở hoạt động
Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.
“Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động thở tự nhiên”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.
Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:
Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.
Loại thứ hai có tên suy hô hấp giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.
Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.
“Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân”, bác sĩ Hill nói. “Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại”.
Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở
New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy thở có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy thở để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.
Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.
Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy thở rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất máy thở để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.
Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại bang California, 255 máy thở còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.
Đưa cơm đến các khoa phòng ở BV Bạch Mai suốt 2 tháng nhưng khai báo vòng vo, ca nhiễm Covid-19 thứ 178 khiến nhiều người phải cách ly
Giữa dịch Covid-19, nhóm "dân chơi" làm tiệc ma túy tập thể trong 2 căn hộ khu du lịch ở Vũng Tàu