Lùi lịch thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi đến 17-11 để tiếp thu, hoàn thiện

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Sáng 11-11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình lùi lịch biểu quyết thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi tới ngày 17-11.

Lùi lịch thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi đến 17-11 để tiếp thu, hoàn thiện - Ảnh 1.

Ông Hoàng Dương Tùng, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Ảnh: XUÂN LONG

Theo chương trình kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, dự thảo Luật bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi dự kiến được biểu quyết thông qua vào chiều 11-11, tuy nhiên Quốc hội đã có thông báo điều chỉnh chương trình của kỳ họp, lùi lịch biểu quyết thông qua Luật BVMT sửa đổi đến ngày 17-11.

Việc lùi lịch biểu quyết thông qua có lý do để cơ quan soạn thảo, thẩm định tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự luật này.

Theo ban soạn thảo, dự thảo Luật BVMT sửa đổi 2020, được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện mục tiêu bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác.

Tuy nhiên, tại thời điểm ngày 3-11, sau tọa đàm "Góc nhìn cộng đồng và chuyên gia đối với luật BVMT sửa đổi" do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và nhóm Công lý - môi trường - sức khỏe cùng tổ chức, các tổ chức này đã có thư kiến nghị xem xét chưa thông qua Luật BVMT sửa đổi tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.

"Mặc dù cơ quan soạn thảo và thẩm tra đã tích cực tiếp nhận góp ý từ các đại biểu Quốc hội, bộ, ban, ngành, các chuyên gia, và tổ chức xã hội, tuy nhiên kết quả tiếp thu và giải trình còn nhiều bất cập", kiến nghị nêu rõ.

Đến chiều 5-11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà cùng ban soạn thảo luật đã đối thoại, trao đổi với nhóm các nhà khoa học, chuyên gia về những nội dung, vấn đề trong dự luật còn ý kiến khác nhau.

TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, người trực tiếp kiến nghị dự luật cần quy định cơ quan thẩm định phải công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường - bản khi nhận thẩm định và bản sau thẩm định, công khai hội đồng thẩm định, hồ sơ xin giấy phép môi trường, thời điểm công khai...

Ông Tùng cho rằng Luật BVMT 2014 có bất cập khi chỉ quy định công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường mà không quy định cơ quan công khai, thời điểm công khai. Vì vậy dự luật sửa đổi phải sửa những bất cập này để cộng đồng, xã hội cùng giám sát quá trình thẩm định.

"Theo tôi, công khai thành viên hội đồng sẽ tránh được việc chuyên gia ngồi nhầm hội đồng vì mối quan hệ. Khi đó chuyên gia tham gia có trách nhiệm hơn, không chỉ trách nhiệm với cơ quan quản lý mà trách nhiệm cả với xã hội" - ông Tùng phân tích.

Phản hồi kiến nghị của TS Tùng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết dự thảo quy định trách nhiệm của chủ dự án phải công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường ngay trong thời điểm tham vấn cộng đồng và tiếp tục công khai khi hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ban soạn thảo dự Luật BVMT sửa đổi cho biết hình thức công khai được quy định thực hiện thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác, đảm bảo thuận tiện cho các đối tượng có liên quan tiến nhận thông tin.

Với kiến nghị của các nhà khoa học về nội dung cơ quan thẩm định cũng công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường khi tiếp nhận thẩm định, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp thu và cho biết dự luật sẽ quy định cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường khi tiếp nhận để thẩm định, đồng thời công khai quyết định phê duyệt báo cáo của cơ quan thẩm định.

Dự luật cũng quy định công khai hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để lấy ý kiến của các bên kiên quan.

Về ý kiến công khai hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp thu và cho biết dự luật sẽ nghiên cứu quy định giao cho Chính phủ để Chính phủ cân nhắc trong quá trình xây dựng nghị định, không quy định cứng trong luật.

Theo ông Hà, trong thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi tường, dự luật hướng tới ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi thẩm định và cơ quan nhà nước khi thẩm định, phê duyệt phải chịu trách nhiệm đến cùng về quyết định của mình.

Ngoài ra, ban soạn thảo cũng tiếp thu ý kiến chỉ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc chất lượng môi trường định kỳ, thường xuyên, liên tục nhằm cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật, không phải đăng ký.

Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm mời đúng chuyên gia

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định Quốc hội, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu, chuyên gia đến cùng, đến trước khi bấm nút để đảm bảo chất lượng dự thảo luật tốt nhất.

Trước băn khoăn về việc mời chuyên gia không đúng chuyên môn, ông Hà khẳng định cơ quan nhà nước khi mời người tham gia hội đồng phải chịu trách nhiệm để mời đúng thành phần, đúng chuyên môn.

"Cán bộ mời không đúng, tôi 'xử' anh vì đó là trách nhiệm công vụ của cán bộ cơ quan nhà nước" - ông Hà nói.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

2 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

5 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

5 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

5 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

5 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

5 tháng trước