Lộ chiêu thức gian lận hợp đồng tương tự không có giao dịch

3 năm trước Nguồn: Báo Đấu Thầu

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, một số bên mời thầu than phiền về tình trạng trong hợp đồng tương tự các chữ ký, con dấu là thật, nhưng thực tế không có giao dịch. Điều đáng nói, dù biểu hiện rất rõ nhưng không phải bên mời thầu nào cũng có điều kiện, cơ hội để lột trần hành vi này của nhà thầu.

Nhà thầu làm giả hợp đồng tương tự là hành vi gian lận, sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 - 5 năm. Ảnh: Lê Tiên

Nhà thầu làm giả hợp đồng tương tự là hành vi gian lận, sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 - 5 năm. Ảnh: Lê Tiên

Khó bóc trần

Một trường đại học lớn tại TP.HCM thời gian qua đã phải “cầu cứu” khá nhiều nơi để xử lý một tình huống liên quan đến hành vi này của nhà thầu. Cụ thể, để dự thầu gói thầu mua giấy in đề thi cho trường, một nhà thầu chuyên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực in ấn ở Hà Nội đã cung cấp trong hồ sơ dự thầu (HSDT) một hợp đồng tương tự có giá trị lớn hơn nhiều giá gói thầu đang mời. Bên mời thầu này chia sẻ, hợp đồng rất đáng ngờ, bởi một nhà thầu chuyên cung cấp mực, in ấn và giấy lại có hợp đồng bán giấy cho một… nhà máy giấy. Tuy nhiên, do điều kiện ở quá xa, bên mời thầu không thể liên hệ với đơn vị mua hàng để xác minh. Mà nếu xác minh, đơn vị mua hàng cũng không dễ dàng thừa nhận hợp đồng này có thực hiện hay không.

Không dám loại nhà thầu do nhà thầu này rất hay kiện, bên mời thầu đành ngậm ngùi chấm đơn vị này trúng thầu. Kết quả là chỉ hơn 1 tháng sau, nhà trường phải chấm dứt hợp đồng vì năng lực nhà thầu không đáp ứng yêu cầu. “Thực sự vô cùng mệt mỏi với kiểu nhà thầu này”, đại diện bên mời thầu cho biết.

Bên mời thầu trên là nạn nhân điển hình của chuỗi hành vi gian lận rất tinh vi của một số nhà thầu (đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa). Bởi hành vi của nhà thầu là cung cấp hợp đồng với các chữ ký, con dấu và chứng từ kèm theo là thật, nhưng việc thực hiện hợp đồng lại không diễn ra. Thực tế, hợp đồng được sản sinh bởi những mối quan hệ, quen biết, thân hữu hoặc cộng sinh. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay hoạt động nhờ hành vi mua bán hợp đồng, hóa đơn lòng vòng để kiếm lợi dẫn tới nhiều khó khăn khi thẩm định hợp đồng tương tự.

“Khi tiến hành làm rõ, các nhà thầu thường sử dụng chiêu câu giờ, bổ sung tài liệu nhỏ giọt hoặc viện lý do khách quan để trì hoãn chứng minh giá trị của hợp đồng”, một bên mời thầu tại Đồng Nai cho biết.

Theo quy định, hồ sơ mời thầu (HSMT) không được đưa ra các yêu cầu làm hạn chế sự tham dự của nhà thầu. Để chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, HSMT yêu cầu số lượng hợp đồng tương tự phù hợp với tính chất, quy mô của gói thầu đang mời. “Đây là quy định rất mở, nhưng lại bị nhà thầu lợi dụng để phù phép năng lực. Chúng tôi đang phải tìm nhiều cách để bóc trần một hợp đồng tương tự của nhà thầu khi có nhiều dấu hiệu cho thấy, đây chỉ là hợp đồng mua bán lòng vòng một nhà thầu tạo nên để dự thầu. Tuy nhiên, để làm được điều này không hề đơn giản, bởi nhà thầu chỉ cần nhờ các doanh nghiệp quen biết, thậm chí là doanh nghiệp do người thân thành lập để ký kết hợp đồng. Chứng minh hợp đồng có thực hiện hay không là hành trình rất dài, chỉ có nghiệp vụ của cơ quan điều tra mới có thể xác định chính xác”, một bên mời thầu tại TP.HCM cho biết.

Cần mạnh tay để làm bài học cho nhà thầu

Nhiều bên mời thầu cho biết, lý do khi yêu cầu nhà thầu phải cung cấp hợp đồng tương tự với đơn vị trường học/bệnh viện công lập là để đối phó với nhà thầu gian lận. “Đưa ra yêu cầu này mới dễ dàng xác minh được tính xác thực của hợp đồng. Còn với các hợp đồng khác, rất khó để tin được. Tuy nhiên, nếu vận dụng không khéo quy định về đấu thầu có thể vô tình dẫn tới việc nhà thầu kiến nghị HSMT thiếu cạnh tranh”, một chuyên gia đấu thầu cho biết.

Để giải quyết tận gốc vấn đề, nếu có nghi ngờ về tính trung thực của các thông tin về hợp đồng tương tự mà nhà thầu kê khai trong HSDT, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp tài liệu bản gốc để đối chiếu hoặc liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư của các hợp đồng này để xác minh, làm rõ hoặc có thể kiểm tra thực tế hiện trường các công trình mà nhà thầu kê khai.

Luật Đấu thầu quy định rõ hành vi gian lận bị cấm trong đấu thầu. Chiếu theo quy định này, nhà thầu tham dự thầu làm giả hợp đồng tương tự đã thực hiện là hành vi gian lận, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu, sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 - 5 năm.

“Các bên mời thầu không nên “cả nể” hoặc “đấu thầu qua loa” để tiếp tay cho hành vi gian lận bằng cách công nhận những hợp đồng này. Rất cần những bên mời thầu quyết liệt, mạnh tay với hành vi cung cấp hợp đồng “giả trong thật” này để làm trong sạch đội ngũ nhà thầu, tạo môi trường đấu thầu cạnh tranh, hiệu quả”, chuyên gia về đấu thầu Lê Văn Tăng nhấn mạnh.

Đấu thầu xanh hướng tới tăng trưởng xanh

(BĐT) - Xác định vai trò của tăng trưởng xanh trong việc thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách mua sắm công xanh, tích hợp các tiêu chí mua sắm công xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu.

1 năm trước

Nâng tầm hàng Việt

(BĐT) - Theo Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), nội dung về ưu đãi hàng hóa sản xuất trong nước sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tiến tới phát huy toàn diện chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc ưu tiên dùng hàng Việt.

1 năm trước

Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood) thông báo mời thầu

Bên mời thầu: Công ty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm Sài Gòn

1 năm trước

Thông báo mời chào giá

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thông cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở thông báo nhu cầu mua sắm trang thiết bị Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế cơ sở - Dự án thành phần tỉnh Bạc Liêu.

1 năm trước

Đồng Nai: 3.757 tỷ đồng mua sắm tập trung thuốc năm 2023 - 2024

(BĐT) - UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt kế hoạch mua thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền sử dụng tại các cơ sở y tế trên địa bàn Tỉnh năm 2023 - 2024 với tổng dự toán 3.757,873 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

1 năm trước

Hơn 300 tỷ đồng duy tu luồng hàng hải tại Hải Phòng

(BĐT) - Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc vừa thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải năm 2021 (đoạn Lạch Huyện) với giá dự toán 338,235 tỷ đồng, sử dụng ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải năm 2021 - 2022.

1 năm trước

Gia Lai: Hơn 864 tỷ đồng mua thuốc tập trung giai đoạn 2023 - 2024

(BĐT) - UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2024 với tổng dự toán 864,75 tỷ đồng.

1 năm trước

Electric & Power Vietnam 2022 – Nơi hội tụ tinh hoa công nghệ điện Quốc tế

(BĐT) - Với sức nóng của thị trường điện và năng lượng tái tạo, triển lãm Electric & Power Vietnam 2022 lần thứ 8 chính thức diễn ra vào ngày 07 - 09 /09, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC).

1 năm trước