Khẩu trang Việt Nam chờ xuất đi Mỹ, châu Âu

4 năm trước Nguồn: VnExpress

Hàng triệu chiếc khẩu trang TNG đã xuất sang châu Âu, trong khi May 10 cũng vừa nhận đơn hàng từ Đức, Mỹ.

Khẩu trang đang là "cứu cánh" của doanh nghiệp dệt may, bù đắp cho các đơn hàng may gia công xuất khẩu bị đối tác hoãn, huỷ.

400 triệu khẩu trang y tế là số lượng trong đơn hàng Tổng công ty May 10 vừa ký với đối tác giao hàng trong tháng 7. Ngoài đơn hàng khẩu trang y tế, May 10 còn nhận được các đơn hàng từ Đức, Mỹ cho khẩu trang vải kháng khuẩn, tổng cộng hơn 20 triệu chiếc.

Không riêng May 10, TNG cũng đã xuất những lô hàng khẩu trang đi châu Âu gần một tháng nay. Hàng triệu chiếc khẩu trang vải nano kháng khuẩn đã có mặt tại Pháp, Bỉ, Đức... Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG cho biết, cánh cửa sang Mỹ của khẩu trang vải kháng khuẩn cũng đang rộng.

Công nhân sản xuất khẩu trang tại Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG. Ảnh: Ngọc Thành

Công nhân sản xuất khẩu trang tại Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG. Ảnh: Ngọc Thành

Ngày 6/4, 500 chiếc khẩu trang vải nano kháng khuẩn TNG đã được doanh nghiệp này tặng Sở Cảnh sát thành phố New York (Mỹ). Nhưng để có "visa" xuất khẩu chính thức sang Mỹ, doanh nghiệp vẫn cần đạt giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng CE, giấy chứng nhận FDA (Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm) của Mỹ. Dự kiến tuần này hoặc tuần sau họ sẽ xong các thủ tục này.

Ngoài khẩu trang nano vải kháng khuẩn, ông Thời còn tiết lộ kế hoạch sản xuất khẩu trang y tế từ trung tuần tháng 5. Dây chuyền, nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế đã được TNG nhập và sẽ về nhà máy trong 40 ngày nữa. "Có dây chuyền về là chúng tôi sẽ vào ca sản xuất luôn, thị trường đầu ra cho mặt hàng này đang khá tốt", ông tiết lộ.

Khi Covid-19 xảy ra, ngành dệt may đối mặt với "cú sốc kép". Đầu tiên, trong tháng 2, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, họ bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải, từ Trung Quốc. Sang tháng 3, nguồn cung được nối lại thì cũng là lúc dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ khiến cho thị trường mua sắm gần như bị đóng băng, các khách hàng liên tiếp giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.       

Lúc này, chuyển hướng sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập, giảm bớt thiệt hại do bị dừng các đơn hàng.

Tổng giám đốc May 10 Thân Đức Việt cho biết, các đơn xuất khẩu trang chiếm gần 30% doanh thu của họ trong năm nay, góp phần đảm bảo đủ việc làm cho gần 12.000 người lao động. Tương tự với TNG, doanh thu tiêu thụ nội địa quý I đạt hơn 63 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và khẩu trang là mặt hàng giúp công ty bù đắp chính.

Không dừng lại ở khẩu trang, các doanh nghiệp dệt may cũng nhanh chân đầu tư dây chuyền, máy móc sản xuất bộ đồ bảo hộ y tế phòng dịch. Sản phẩm này cũng đang mở ra hướng xuất khẩu tốt cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Chủ tịch TNG cho rằng, để xuất khẩu được khẩu trang (vải kháng khuẩn, y tế) hay bộ đồ bảo hộ y tế phòng dịch, các doanh nghiệp vẫn gặp những trở ngại nhất định. Ông đơn cử, ngoài khẩu trang vải được phép xuất khẩu không hạn chế số lượng, Chính phủ chỉ cho phép xuất khẩu 25% khẩu trang y tế. Còn với bộ đồ phòng chống dịch, hiện chưa có hướng dẫn xuất khẩu của cấp có thẩm quyền mặt hàng này.

Về việc này, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, việc quản lý chặt chẽ xuất khẩu khẩu trang y tế là cần thiết. Ông giải thích, hiện chưa rõ khi nào Việt Nam khống chế được dịch nên phải luôn đề phòng khả năng dịch bùng phát, số ca nhiễm tăng cao. Trường hợp Việt Nam và các nước khác khống chế được Covid-19, khả năng cung ứng và dự trữ trong nước với mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu, các Bộ ngành sẽ phối hợp xem xét, kiến nghị Chính phủ sau.

Tại cuộc họp ngày 13/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 cũng khẳng định chỉ khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này sau khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất.

Vây bắt đua xe, một cảnh sát cơ động phải cưa chân

Ngành công nghiệp khẩu trang tai tiếng của Trung Quốc

Núi Voi đầu nguồn Làng Nủ tiếp tục sạt lở

Lào CaiTại nơi bắt nguồn trận lũ quét Làng Nủ, xã Phúc Khánh, đất đá tiếp tục sạt gây nổ lớn, chính quyền phải cắm biển cảnh báo người dân không đến gần.

1 tháng trước

Thủ tướng: Vùng Đông Nam Bộ cần phấn đấu tăng trưởng 2 con số

Bà Rịa - Vũng TàuVùng Đông Nam Bộ cần hoàn thiện thể chế, tập trung giải ngân đầu tư công, bứt phá xuất khẩu và kích cầu tiêu dùng để đạt tăng trưởng 2 con số, theo lãnh đạo Chính phủ.

1 tháng trước

Chàng trai biến gỗ vụn thành mô hình con vật

Thái NguyênTừ những mảnh gỗ tưởng như bỏ đi, anh Nguyễn Văn Huy mày mò ghép lại thành mô hình con vật cao tới cả mét, bán vài chục triệu đồng.

1 tháng trước

'Làm metro bằng ngân sách giúp TP HCM tự chủ công nghệ, nhà thầu'

Việc dùng ngân sách đầu tư metro giúp rút ngắn quy trình triển khai, chủ động công nghệ, nhưng thách thức lớn trước nguồn vốn hơn 47.000 tỷ, theo các chuyên gia.

1 tháng trước

Bị phạt vì dừng ôtô cho khách đi vệ sinh trên cao tốc

Bình ThuậnNam tài xế xe khách bị lập biên bản xử phạt do dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết để khách đi vệ sinh.

1 tháng trước

Tổng Bí thư: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng khi sắp xếp bộ máy

Theo Tổng bí thư Tô Lâm, việc sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị sẽ thực hiện từ trên xuống với phương châm "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng, tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng".

1 tháng trước

Hải Phòng dự kiến xây thêm cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện 2 sẽ được xây dựng bên trái cầu hiện có vào giai đoạn 2026-2030 với tổng đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng.

1 tháng trước

25 tấn cá chết trên hồ thủy điện ở Kon Tum

Thủy điện xả nước làm lớp bùn lắng dưới lòng hồ thủy điện Ya Ly xáo trộn, khiến hơn 25 tấn cá nuôi trên hồ bị thiếu oxy, chết hàng loạt.

6 tháng trước