Kết luận thanh tra đất nông, lâm trường: 'Kịch bản' thoái vốn, đất nhà nước rơi vào tay tư nhân

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Bản kết luận thanh tra (Tuổi Trẻ ngày 26-9) cho thấy có cả chục cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã lần lượt rơi vào tay tư nhân với chung một 'kịch bản' được Tổng công ty Chè mang đi liên doanh liên kết rồi thoái vốn.

Kết luận thanh tra đất nông, lâm trường: Kịch bản thoái vốn, đất nhà nước rơi vào tay tư nhân - Ảnh 1.

Khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM thoái vốn không thông qua đấu giá là 1 trong 12 vụ việc được Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra những vi phạm trong quản lý sử dụng - Ảnh: T.T.D.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được Thanh tra Chính phủ nêu ra trong kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai, trong đó đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Chè Việt Nam. 

Điều đáng nói, khi Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc Tổng công ty Chè mang 12 khu đất đi góp vốn thì đơn vị này trả lời "không còn hồ sơ".

Thoái vốn không qua đấu giá

Bên cạnh việc kiểm tra quản lý sử dụng đất nông, lâm nghiệp, Thanh tra Chính phủ đã làm rõ nhiều sai phạm liên quan đến việc xử lý sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại 3 tập đoàn, tổng công ty nêu trên.

Một trong những sai phạm nghiêm trọng nhất được chỉ ra là việc mang nhiều cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đi góp vốn liên doanh, liên kết tại Tổng công ty Chè. 

Cơ quan thanh tra cho biết theo hồ sơ tài liệu được cung cấp, liên quan đến 12 khu đất với tổng diện tích hơn 68.500m2, trước khi cổ phần hóa, HĐQT, ban giám đốc Tổng công ty Chè đưa đi góp vốn liên doanh, liên kết bằng giá trị quyền sử dụng các khu đất, thoái vốn, chuyển nhượng giá trị đầu tư. Tuy nhiên đến nay hầu hết các cơ sở nhà đất này, trong đó có những khu đất rộng cả ngàn mét vuông, những khu có vị trí đắc địa tại Hà Nội và TP.HCM, đều rơi vào tay tư nhân.

Cụ thể, khu đất có diện tích 1.500m2 tại đường Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôncho phép Công ty XNK và ĐTPT Chè liên doanh với đối tác nước ngoài để đầu tư xây dựng trung tâm đấu giá chè và khách sạn quốc tế Hương Trà. 

Tổng công ty Chè đã chi 3,8 tỉ đồng để đền bù giải phóng mặt bằng nhưng do không thực hiện được liên doanh liên kết nên HĐQT tổng công ty có nghị quyết giao tổng giám đốc thực hiện việc chuyển nhượng giá trị quyền đầu tư là 8,5 tỉ đồng.

Tháng 9-2011, tổng công ty đại diện Công ty Sông Châu ký hợp đồng không số thống nhất nội dung tổng công ty chuyển nhượng dự án, trong đó có phần góp vốn của tổng công ty là 10 tỉ đồng. Đến thời điểm thanh tra, khu đất này do Công ty Sông Châu quản lý.

Khu đất có diện tích hơn 1.800m2 tại 126 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng được UBND TP Hải Phòng tạm thời cho tổng công ty thuê từ năm 1981 để mở rộng Xí nghiệp chè Hương. Tháng 3-2008 HĐQT tổng công ty có nghị quyết phê duyệt góp vốn thành lập công ty cổ phần (Công ty CP đầu tư Duyên Hải).

Hợp đồng góp vốn liên doanh ký giữa tổng công ty với đại diện Công ty CP Ngọc Hải, Công ty TNHH 2-9, theo đó các bên thỏa thuận góp vốn thành lập Công ty CP đầu tư Duyên Hải vốn điều lệ là 20 tỉ đồng, mỗi bên góp 25%. 

Năm 2009, HĐQT tổng công ty có nghị quyết về việc thoái toàn bộ vốn tại Công ty Duyên Hải trong đó có khu đất này. Đến thời điểm thanh tra, khu đất này do Công ty Duyên Hải quản lý, sử dụng.

Tương tự, khu đất có diện tích hơn 11.600m2 tại 341 Vạn Mỹ, đường Đà Nẵng, quận Hải An, Hải Phòng được UBND TP Hải Phòng cho Xí nghiệp Vật tư ngành chè thuê từ năm 1986. Đến năm 2009, HĐQT tổng công ty có nghị quyết về việc cơ cấu lại tài sản địa điểm nhà đất này. 

Tổng công ty và Công ty Thành Đạt (đơn vị tư nhân) đã ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác khai thác mặt bằng khu đất này, cùng góp vốn thành lập pháp nhân mới với tên là Công ty CPTM Nam Cường. Tổng vốn góp được xác định 25 tỉ đồng, trong đó Tổng công ty Chè góp 20,5 tỉ, chiếm 85% vốn điều lệ.

Tiếp đến HĐQT tổng công ty có nghị quyết phê duyệt liên kết đầu tư kho Vạn Mỹ - Hải Phòng để thành lập công ty CP mới lấy tên là Công ty CPTM và NXK Nam Cường. Hai năm sau, tổng công ty thực hiện thoái toàn bộ vốn tại Công ty Nam Cường. Đến thời điểm thanh tra, khu đất này do Công ty Nam Cường quản lý và sử dụng. Những sai phạm tại cả 3 khu đất trên đã được Thanh tra Chính phủ chuyển sang Bộ Công an để điều tra.

Kết luận thanh tra đất nông, lâm trường: Kịch bản thoái vốn, đất nhà nước rơi vào tay tư nhân - Ảnh 2.

Khu đất ở 25D Cát Linh, Hà Nội cũng là 1 trong 12 vụ việc được Thanh tra Chính phủ kiến nghị điều tra - Ảnh: VIỆT DŨNG

Tổng công ty nói "không còn hồ sơ tài liệu"

Cũng theo kết luận thanh tra, UBND TP Hà Nội cho Trạm vật tư vận tải thuộc Công ty XNK và PT Chè thuê khu đất có diện tích 6.000m2 làm kho. Năm 2009, HĐQT tổng công ty có nghị quyết phê duyệt cơ cấu lại tài sản tại kho Cổ Loa - Đông Anh. 

Ngày 26-8-2013 tổng công ty ký hợp đồng với bà Phạm Thị Nga về việc thỏa thuận thành lập Công ty Việt Hùng với vốn điều lệ 15 tỉ đồng. Tổng công ty góp vốn bằng giá trị tài sản khu đất là 5,3 tỉ đồng.

Chỉ hai ngày sau (ngày 28-8), HĐTV tổng công ty đã có nghị quyết chấp thuận hợp đồng trên và tái cơ cấu tài sản khu đất này. Tuy nhiên làm việc với cơ quan thanh tra, đơn vị lại báo cáo "không có nghị quyết về thoái vốn". 

Công ty Việt Hùng đã thanh toán cho tổng công ty 4,8 tỉ đồng, còn lại 0,5 tỉ đồng đơn vị báo cáo đã được thanh toán nhưng "thất lạc hồ sơ, tài liệu". Hiện nay khu đất này do Công ty Việt Hùng quản lý sử dụng.

Khu đất 13.600m2 được UBND tỉnh Hòa Bình cho Xí nghiệp chè Lương Sơn thuê từ tháng 3-2011. Chỉ 3 tháng sau, Tổng công ty Chè có nghị quyết phê duyệt tái cơ cấu Nhà máy chè Lương Sơn kêu gọi hợp tác liên doanh thành lập pháp nhân mới. 

Đại diện tổng công ty và một số đơn vị tư nhân đã hợp tác thành lập Công ty CP liên doanh HOTSUN-JAPAN vốn điều lệ 4,5 tỉ đồng. Tổng công ty góp vốn bằng khu đất này được xác định giá trị tài sản là 5,5 tỉ đồng. 

Hơn 1 năm sau HĐTV tổng công ty ra nghị quyết thoái vốn và công ty này đã thanh toán cho tổng công ty 5,5 tỉ đồng. Hiện nay khu đất này do Công ty HOTSUN-JAPAN quản lý, sử dụng.

Theo kết luận thanh tra, khi kiểm tra về 12 khu nhà đất mà tổng công ty mang đi góp vốn liên doanh liên kết thì "đơn vị báo cáo đến nay không còn hồ sơ, tài liệu hoặc không cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan".

Đáng chú ý, cơ quan thanh tra đề nghị Tổng công ty Chè Việt Nam cung cấp hồ sơ, tài liệu để cơ quan chức năng điều tra, xử lý vi phạm trong việc sử dụng nhà đất, góp vốn liên doanh liên kết không xin ý kiến chủ sở hữu, thoái vốn không thông qua đấu giá, ký các hợp đồng cho thuê nhà đất vi phạm quy định về đất đai.

180.000ha đất tại 30 tỉnh thành xảy ra sai phạm cần xử lý

Theo kết luận thanh tra, có đến hơn 180.000ha đất tại 30 tỉnh thành xảy ra sai phạm, tồn tại cần xử lý. Trong đó diện tích đất bị lấn chiếm chưa giải quyết là gần 20.000ha, đất bị chồng lấn, cấp trùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gần 3.000ha.

Trong đó với Tập đoàn Cao su, còn nhiều vấn đề tại Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, các công ty tại Bình Dương, Bình Phước.

Tại Tổng công ty Lâm nghiệp, theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Hòa Bình có quyết định thu hồi đất của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình cho các chủ đầu tư sử dụng, xây dựng công trình trên đất trồng rừng, mặc dù trước đó diện tích đất này đã được Thủ tướng phê duyệt cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài việc chuyển hồ sơ liên quan 12 khu đất để Bộ Công an điều tra, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng UBND TP Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và nhiều địa phương có trách nhiệm trong quản lý nhà nước đối với một số cơ sở nhà đất đã rơi vào tay tư nhân.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các địa phương rà soát, chấn chỉnh, giải quyết những sai phạm, tồn tại nêu trong kết luận.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Tổng công ty Chè. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm những tổ chức, cá nhân có vi phạm tại Tập đoàn Cao su, Tổng công ty Lâm nghiệp.

Quảng Ngãi: Thông qua quy hoạch Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ rộng 3.396ha

(Xây dựng) - Sáng 22/9, tại Kỳ họp 17 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026, các đại biểu đã thông qua quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Bình Thanh.

7 ngày trước

Xây dựng Việt Trì xứng tầm là thành phố trung tâm tỉnh Phú Thọ, cực phát triển phía Tây Bắc Thủ đô

(Xây dựng) – Ngày 21/9, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2040. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.

7 ngày trước

Cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng cho ngành Kiến trúc Việt Nam

(Xây dựng) – Đây là ý kiến của Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch – Kiến trúc (Bộ Xây dựng), TS.KTS Hồ Chí Quang khi phát biểu dẫn đề tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển kiến trúc bền vững – Thích ứng với biến đổi khí hậu”, chiều 8/9.

19 ngày trước

Mê Linh (Hà Nội): Quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Xây dựng) - Ngày 9/9, UBND huyện Mê Linh tổ chức Hội nghị báo cáo quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

19 ngày trước

Thái Nguyên: Hủy bỏ đồ án quy hoạch chi tiết Khu bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc

(Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ký ban hành quyết định hủy bỏ đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc và khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng ăn uống và khu neo đậu tàu, trạm sửa chữa bảo dưỡng tàu.

19 ngày trước

Thanh Hóa: Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng huyện Cẩm Thủy

(Xây dựng) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3195/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

19 ngày trước

Quảng Trị: Phát triển huyện Hải Lăng trở thành thị xã trước năm 2040

(Xây dựng) – Ông Lê Đức Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký và ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đến năm 2040, định hướng đến 2050.

19 ngày trước

Bắc Giang lập quy hoạch cụm công nghiệp xanh hơn 77ha

(Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái có diện tích hơn 77ha ở huyện Hiệp Hòa.

19 ngày trước