Hoàn thiện thể chế hướng tới hiệu quả cao trong đấu thầu

3 năm trước Nguồn: Báo Đấu Thầu

(BĐT) - Thực tiễn đấu thầu hết sức phong phú và sôi động, đòi hỏi khung khổ pháp lý “đủ lớn”, “đủ tầm” để bao quát các lĩnh vực và cả những tình huống phát sinh. Báo Đấu thầu đã có cuộc trò chuyện với Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (QLĐT) Nguyễn Đăng Trương về quá trình xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý về đấu thầu cũng như những thành tựu đạt được trong năm 2020.

Lần đầu tiên quy trình đầu tư một dự án PPP được quy định thống nhất tại một Luật, trong đó hạn chế tối đa các trường hợp chỉ định thầu; áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro tăng, giảm doanh thu. Ảnh: Tường Lâm

Lần đầu tiên quy trình đầu tư một dự án PPP được quy định thống nhất tại một Luật, trong đó hạn chế tối đa các trường hợp chỉ định thầu; áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro tăng, giảm doanh thu. Ảnh: Tường Lâm

Thưa Cục trưởng, năm 2020, Cục Quản lý đấu thầu đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu để xây dựng, thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Cục trưởng có thể chia sẻ về quá trình thực hiện cũng như các dự định sắp tới nhằm đưa Luật PPP đi vào cuộc sống?

Luật PPP là dự luật lần đầu trình Quốc hội, với nhiều nội dung khó và có tác động tới nhiều đối tượng, lĩnh vực. Chúng ta đã có một thời gian triển khai phương thức này với quy định ở cấp nghị định và đã bộc lộ không ít tồn tại, dẫn đến dư luận có cái nhìn chưa tích cực đối với phương thức đầu tư PPP (được biết đến thông qua các loại hợp đồng BOT, BT), nhà đầu tư chưa thực sự yên tâm về khung pháp lý chưa đủ mạnh, chưa ổn định. Vì vậy, nhiệm vụ của cơ quan soạn thảo là rất nặng nề. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu, xây dựng, soạn thảo Luật lại đặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu. Việc này khiến công tác tham vấn, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị trong nước cũng như các chuyên gia quốc tế theo phương thức truyền thống như hội thảo, hội nghị không thể thực hiện được.

Hoàn thiện thể chế hướng tới hiệu quả cao trong đấu thầu ảnh 1

Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu

Nguyễn Đăng Trương

Vượt qua các khó khăn và thách thức, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Cục QLĐT đã nỗ lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn trong nước và quốc tế, tìm các phương thức thảo luận, xin ý kiến (qua thư điện tử, tổ chức hội nghị trực tuyến…) để xử lý các nội dung còn vướng mắc tại dự thảo. Trên cơ sở đó, Luật PPP chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 18/6/2020.

Một số điểm mới đáng lưu ý của Luật PPP đó là: khu biệt một số lĩnh vực đầu tư và quy mô đầu tư nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải kém hiệu quả; tích hợp quy định “lựa chọn nhà đầu tư” từ Luật Đấu thầu 2013 sang Luật PPP để lần đầu tiên quy trình đầu tư một dự án PPP được quy định thống nhất tại một Luật, trong đó hạn chế tối đa các trường hợp chỉ định thầu; áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro tăng, giảm doanh thu, biểu hiện sự chuyển biến trong chính sách về PPP tại Việt Nam khi khẳng định sự công bằng, bình đẳng giữa Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp tư nhân…

Như vậy, cùng với việc Nghị định hướng dẫn Luật PPP (Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ trong tháng 11/2020) sẽ được Chính phủ xem xét ban hành, khung pháp lý PPP sẽ cơ bản hoàn thiện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận định, để Luật thực sự đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước thì vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong khâu thực thi. Cụ thể như việc lựa chọn và chuẩn bị dự án PPP cần được thực hiện bài bản, tránh cách làm nóng vội; nguồn lực của Nhà nước để chuẩn bị dự án cũng như hỗ trợ dự án PPP cần được chuẩn bị sẵn sàng; nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện PPP theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp ở các cấp thực hiện; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch thông tin các dự án PPP đã, đang và sẽ thực hiện…

Tôi tin rằng, bằng việc triển khai tổng thể các giải pháp nêu trên, chương trình PPP tại Việt Nam có thể có nhiều khởi sắc, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và dư luận xã hội và trên hết là triển khai được nhiều hơn nữa các dự án PPP trên thực tế, góp phần hoàn thiện chất lượng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ công và chất lượng sống của người dân, xã hội.

Đấu thầu là lĩnh vực khá phức tạp, đòi hỏi chủ đầu tư/bên mời thầu phải nắm chắc pháp luật về đấu thầu. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư/bên mời thầu không chuyên, thường lúng túng khi phải xử lý các tình huống đấu thầu phát sinh. Vậy có biện pháp, giải pháp gì để hỗ trợ các chủ đầu tư, bên mời thầu?

Để hỗ trợ các chủ đầu tư/bên mời thầu, doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác đấu thầu, trong năm 2020, Cục QLĐT đã ban hành gần 1.600 văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về đấu thầu, khoảng 500 văn bản hướng dẫn về lĩnh vực PPP cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp… Cục cũng thường xuyên trả lời các câu hỏi của công dân qua Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&ĐT, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ (trung bình 30 câu hỏi/tháng).

Bên cạnh đó, năm 2020, Cục QLĐT đã tiếp nhận và xử lý 132 văn bản về kiến nghị trong đấu thầu. Ngoài việc hướng dẫn quy trình, thủ tục, các quy định pháp luật về đấu thầu, các văn bản xử lý kiến nghị của Cục còn giúp cảnh báo các cơ quan chức năng, đặc biệt là chủ đầu tư, bên mời thầu và Sở KH&ĐT trong việc nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, bảo đảm kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT tại Chỉ thị số 03/CT-BKHĐT ngày 24/5/2019, qua đó giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà thầu, nhà đầu tư.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác đấu thầu trong cả nước, năm 2020, Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu và Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia thuộc Cục đã tổ chức 67 khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề hoạt động đấu thầu, đấu thầu chuyên sâu và đấu thầu qua mạng cho khoảng 6.300 học viên. Cục QLĐT cũng đã tổ chức 4 hội nghị tăng cường năng lực cho khoảng 450 cá nhân làm công tác đấu thầu trong cả nước tại 3 địa điểm Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Khánh Hòa.

Hoàn thiện thể chế hướng tới hiệu quả cao trong đấu thầu ảnh 2

Ước tiết kiệm chi phí hành chính cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu qua mạng năm 2020 là khoảng gần 1.200 tỷ đồng

Một trong những kết quả quan trọng của công tác đấu thầu năm 2020 là gia tăng tỷ lệ các gói thầu đấu thầu qua mạng. Cục trưởng có thể chia sẻ thêm về những giải pháp đã triển khai để đạt được những kết quả tích cực này?

Năm 2020, số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh qua mạng đạt khoảng 95.000 gói thầu với tổng giá gói thầu khoảng hơn 541.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 86,6% tổng số gói thầu và đạt 54,7% về tổng giá trị gói thầu, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP là tối thiểu 60% số lượng gói thầu đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh qua mạng với tổng giá trị gói thầu tối thiểu 25%.

Theo thống kê, thời gian lựa chọn nhà thầu qua mạng so với đấu thầu truyền thống tiết kiệm được trung bình 6 ngày/gói thầu. Quy đổi giá trị về thời gian theo chi phí tiền lương/ngày công, ước tính chi phí tiết kiệm khi áp dụng đấu thầu qua mạng năm 2020 khoảng trên 500 tỷ đồng. Theo khảo sát, các doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu qua mạng tiết kiệm chi phí hành chính so với đấu thầu truyền thống là 5 triệu đồng/1 gói thầu (bao gồm chi phí mua hồ sơ mời thầu, chi phí đi lại, in ấn, nhân công). Số lượng nhà thầu trung bình tham dự một cuộc đấu thầu qua mạng là 2,5 nhà thầu/gói thầu. Như vậy, đối với 95.000 gói thầu đấu thầu qua mạng trong năm 2020, ước tiết kiệm chi phí hành chính cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu qua mạng năm 2020 là khoảng gần 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, đấu thầu qua mạng còn giúp giảm kiến nghị, kiện cáo, đồng thời giảm thời gian xử lý kiến nghị, khiếu nại.

Để đạt được kết quả đáng khích lệ như nêu trên, năm 2020 Cục QLĐT đã chủ động, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp như:

Thứ nhất là thường xuyên nâng cấp Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để cải tiến và triển khai thêm các tiện ích cho bên mời thầu/nhà thầu trong việc nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp trên Hệ thống; kê khai cơ sở dữ liệu năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu khi tham gia đấu thầu qua mạng; cập nhật/bổ sung chức năng chữ ký số nhà thầu liên danh trong đấu thầu qua mạng.

Thứ hai là nghiên cứu xây dựng webform để thực hiện đấu thầu qua mạng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; quy định về việc công khai hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế trên Hệ thống nhằm đáp ứng đòi hỏi từ thực tế và tăng cường tính công khai, minh bạch trong đấu thầu, tránh tình trạng các bên mời thầu “trốn tránh” việc phát hành công khai, rộng rãi hồ sơ mời thầu và các hồ sơ liên quan.

Thứ ba là rà soát, hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về đấu thầu qua mạng theo hướng tối ưu về quy trình thực hiện; thuận tiện, rõ ràng, minh bạch trong việc công khai thông tin; tạo cơ hội bình đẳng cho các bên liên quan tiếp cận thông tin để tham gia đấu thầu, giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, thời gian cho tất cả các bên tham gia.

Thứ tư là tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về các lợi ích của đấu thầu qua mạng để nâng cao nhận thức của các bên liên quan như người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu trong việc áp dụng đấu thầu qua mạng.

Thứ năm là tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng thực hiện đấu thầu qua mạng cho cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu thuộc các chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu.

Trong những năm tiếp theo, đấu thầu qua mạng chắc chắn tiếp tục đi đúng lộ trình quy định nhằm đáp ứng mục tiêu đến năm 2025 thực hiện đấu thầu qua mạng đối với 100% gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên và tối thiểu 70% gói thầu thuộc dự án đầu tư phát triển. Tuy nhiên, dù chính sách về đấu thầu luôn cập nhật và đổi mới, Hệ thống được xây dựng mới… thì việc đấu thầu qua mạng thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của chủ đầu tư/bên mời thầu trong việc đưa công tác đấu thầu đi đúng tiêu chí cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả.

Cục trưởng có thể chia sẻ với bạn đọc Báo Đấu thầu về những định hướng lớn trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu năm 2021?

Căn cứ vào chương trình công tác của Bộ KH&ĐT và chức năng, nhiệm vụ được giao, trong năm 2021, Cục QLĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, PPP như: Tổng kết thi hành Luật Đấu thầu 2013 và xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu 2013; xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); xây dựng các thông tư liên quan đến các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của CPTPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP; xây dựng các thông tư về đấu thầu qua mạng...

Bên cạnh đó, trong kế hoạch, Cục QLĐT dự kiến chủ trì tiến hành 5 cuộc kiểm tra công tác ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện pháp luật về đấu thầu và công tác đấu thầu tại 5 đơn vị: tỉnh Thái Bình, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Tuyên Quang và Bộ Y tế.

Ngoài ra, Cục QLĐT cũng tiếp tục theo dõi, đánh giá, tổng kết và báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trong phạm vi cả nước; sẽ đàm phán nội dung mua sắm chính phủ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA), FTA giữa Việt Nam và Israel (VIFTA), FTA giữa ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA); phối hợp với các đơn vị liên quan và các nhà tài trợ thực hiện các hoạt động liên quan đến chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho quá trình hội nhập quốc tế về đấu thầu trong CPTPP, EVFTA và các FTA khác…

Đấu thầu xanh hướng tới tăng trưởng xanh

(BĐT) - Xác định vai trò của tăng trưởng xanh trong việc thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách mua sắm công xanh, tích hợp các tiêu chí mua sắm công xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu.

1 năm trước

Nâng tầm hàng Việt

(BĐT) - Theo Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), nội dung về ưu đãi hàng hóa sản xuất trong nước sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tiến tới phát huy toàn diện chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc ưu tiên dùng hàng Việt.

1 năm trước

Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood) thông báo mời thầu

Bên mời thầu: Công ty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm Sài Gòn

1 năm trước

Thông báo mời chào giá

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thông cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở thông báo nhu cầu mua sắm trang thiết bị Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế cơ sở - Dự án thành phần tỉnh Bạc Liêu.

1 năm trước

Đồng Nai: 3.757 tỷ đồng mua sắm tập trung thuốc năm 2023 - 2024

(BĐT) - UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt kế hoạch mua thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền sử dụng tại các cơ sở y tế trên địa bàn Tỉnh năm 2023 - 2024 với tổng dự toán 3.757,873 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

1 năm trước

Hơn 300 tỷ đồng duy tu luồng hàng hải tại Hải Phòng

(BĐT) - Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc vừa thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải năm 2021 (đoạn Lạch Huyện) với giá dự toán 338,235 tỷ đồng, sử dụng ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải năm 2021 - 2022.

1 năm trước

Gia Lai: Hơn 864 tỷ đồng mua thuốc tập trung giai đoạn 2023 - 2024

(BĐT) - UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2024 với tổng dự toán 864,75 tỷ đồng.

1 năm trước

Electric & Power Vietnam 2022 – Nơi hội tụ tinh hoa công nghệ điện Quốc tế

(BĐT) - Với sức nóng của thị trường điện và năng lượng tái tạo, triển lãm Electric & Power Vietnam 2022 lần thứ 8 chính thức diễn ra vào ngày 07 - 09 /09, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC).

1 năm trước