Hiểm họa từ các bãi chứa cát trái phép

4 năm trước Nguồn: Báo Môi Trường

Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều bãi chứa cát xây dựng trái phép “mọc” lên ở trung tâm TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi). Những núi cát khổng lồ án ngữ trung tâm thành phố, các khu dân cư, tuyến đường chính gây ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông. Mặc dù là những bãi chứa trái phép nhưng đến nay, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào của tỉnh xử lý tình trạng này.

Núi cát “khổng lồ” án ngữ tuyến giao QL1A và trung tâm TP Quảng Ngãi.

Nhiều bãi chứa cát trái phép trong thành phố

Trên diện tích hơn 3.000m2 tại khu vực ngã ba đường tránh Quốc lộ 1A qua TP Quảng Ngãi và đường Nguyễn Văn Linh (phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi), hàng trăm nghìn khối cát xây dựng được tập kết vào bãi chứa. Hơn một tháng qua, khối lượng cát được đưa về tập kết tại bãi chứa trái phép ngày càng nhiều hơn. Tại đây, nhiều xe ben, xe ủi hoạt động liên tục san bằng để nâng chiều cao bãi chứa. Những núi cát cao từ 7-10m dàn trải, che khuất tầm nhìn của các phương tiện giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường vào trung tâm TP Quảng Ngãi.

Theo Quyết định 133 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 27/2/2019, hơn 15.000m2 tại khu vực ngã ba đường tránh Quốc lộ 1A qua TP Quảng Ngãi và đường Nguyễn Văn Linh trên được cấp cho Công ty TNHH Nam Hàn thuê thực hiện dự án Trung tâm ô-tô Nam Hàn.

Bên cạnh đó, hơn 3.000m2 đất nằm trong quy hoạch hành lang an toàn giao thông, tiếp giáp dự án cũng được giao cho Công ty Nam Hàn sử dụng nhưng không được xây công trình. Tuy nhiên, sau khi được giao đất, Công ty Nam Hàn đã cho Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng 179 thuê làm bãi chứa cát trái phép.

Chị Lê Thị Bích Nga, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi cho biết, mỗi ngày có hàng trăm xe chở cát vào bãi chứa gây ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông liên tục xảy ra. “Bụi cát từ các bãi bay thẳng vào nhà mình, cát rơi vãi đầy ngoài đường. Nhiều người đi xa máy té ngã vì cát rơi vãi, bà con ở đây phải yêu cầu các xe tưới nước che chắn mới cho chạy. Nhà mình và bà con chung quanh không chịu nổi”, chị Nga bức xúc.

Cách đó hơn một cây số, trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua TP Quảng Ngãi, một bãi chứa cát trái phép khác cũng đang hình thành. Nhiều xe ben chở cát liên tục vận chuyển hàng nghìn khối cát tập kết. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều bãi chứa, tập kết cát trái phép hình thành. Thống kê sơ bộ, trong khu vực TP Quảng Ngãi có ít nhất năm bãi chứa, trữ cát trái phép tại phường Trương Quang Trọng, khu dân cư tuyến bờ kè Nam sông Trà Khúc thuộc xã Nghĩa Dõng và Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi. Trên diện tích từ 3.000m2 đến 10.000m2, các bãi chứa từ hàng nghìn đến hàng trăm nghìn khối cát.

Ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông

Theo chính quyền địa phương, từ tháng 8 đến nay, sau khi khai thác tại các mỏ cát khu vực sông Trà Khúc, nhiều doanh nghiệp đưa khối lượng lớn cát xây dựng tập kết tại mặt bằng các dự án, khu đất trống để dự trữ. Hiện đang là thời điểm bắt đầu mùa mưa, các doanh nghiệp tranh thủ khai thác, vận chuyển cát trữ các bãi chứa để dành thi công, xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh.

Ông Trương Thanh Thảo, Chủ tịch UBND phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi, khẳng định, phường không cấp phép các bãi chứa và các khu vực này cũng không phải là nơi tập kết cát xây dựng. Sau khi phát hiện, chính quyền địa phương đã kiểm tra hiện trường các bãi chứa.

“Người dân bức xúc, lo lắng vì ô nhiễm nhiều. Chúng tôi đã đi kiểm tra và lập biên bản vi phạm. Trong thẩm quyền của phường, chúng tôi đã kiến nghị lên thành phố, đề nghị có biện pháp và xử lý”, ông Trương Thanh Thảo khẳng định.

Nhiều bãi chứa cát trái phép khổng lồ, chiều cao từ 5-12m, “mọc” lên tại khu dân cư, án ngữ trên các tuyến đường vào trung tâm TP Quảng Ngãi. Mỗi ngày, hàng trăm xe ben chở cát tập kết gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tiềm ẩn tai nạn giao thông cho người dân và các phương tiện giao thông qua lại.

Tại tuyến đường bờ Nam Trà Khúc thuộc xã Nghĩa Dõng, “mỏ cát di động” kéo dài gần 500m, cao khoảng 10m tiếp giáp khu dân cư ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Bà Nguyễn Thị Năm, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi, cho biết: “Những lúc gió lớn, cát bay mịt mù vào nhà tôi và các nhà bên cạnh. Bụi kinh khủng, chúng tôi kiến nghị liên tục nhưng vẫn chưa thấy giải quyết”.

Hầu hết các bãi chứa cát không được che chắn hoặc che chắn đối phó, độ cao vượt quá mức, cát dễ tràn ra đường, sạt lở vào nhà dân. Lo ngại nhất hiện nay là những bãi chứa cát trái phép không chỉ gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ tai nạn giao thông mà còn đe dọa an toàn người dân khi mùa mưa đến. “Mùa mưa, các núi cát này sạt đổ xuống tràn ra đường, vào khu nhà dân ở thì sao, ai chịu trách nhiệm?”, ông Trần Văn Tâm, ở xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi lo lắng.

Hoạt động ngang nhiên của các doanh nghiệp, chủ đầu tư khi tập kết cát ở các khu vực không được cấp phép là sai phạm, ảnh hưởng đến người dân. Những bãi chứa cát trái phép ngày càng nhiều, tuy nhiên các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa có biện pháp xử lý, di dời để bảo đảm an toàn cho người dân.

Ông Võ Quang, Phó Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi cho biết, thẩm quyền cấp phép bãi chứa cát, vật liệu xây dựng thuộc về UBND TP Quảng Ngãi. Đến nay, chính quyền địa phương chưa cấp phép cho bất cứ bãi chứa cát xây dựng nào trên địa bàn. Và chỉ trong thời gian ngắn, rất nhiều “mỏ cát di động” trái phép hình thành.

“Người ta chứa cát để xây dựng công trình, đầu cơ và nhiều nội dung khác nữa. Chúng tôi chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp Công an kiểm tra cát có nguồn từ đâu, đơn vị nào dự trữ, mặt bằng của ai, khối lượng bao nhiêu. Hiện, chúng tôi chờ kết quả kiểm tra để có biện pháp xử lý theo đúng quy định”, Phó Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi khẳng định.

Nhiều bãi cát trái phép liên tục “mọc” lên trên địa bàn TP Quảng Ngãi, nguy cơ sạt lở khi mùa mưa đến.

Lúa tím MS2019 Master Ruma thích nghi tốt trên đất Vĩnh Long

Đến nay, qua 3 vụ sản xuất khảo nghiệm trên 35 ha, lúa tím MS2019 Master Ruma thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương.

3 năm trước

Dầu diệt khuẩn sinh học: Ý tưởng từ… thịt trâu gác bếp

GD&TĐ - Mộc là tên một sản phẩm bắt nguồn ý tưởng từ… thịt trâu gác bếp. Nó là một loại dầu sinh học từ rơm rạ, bã mía, phụ phẩm nông nghiệp…

3 năm trước

“Bơm” 17.500 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ĐBSCL bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thực hiện thời gian qua đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều hoạt động sản xuất, văn hóa, du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường được tổ chức hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

3 năm trước

Hiệu quả từ cây, con giống chất lượng cao

Hà Nội đang thực hiện mục tiêu tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp trong năm 2020 đạt 4,12% trở lên và phát triển bền vững trong các năm tiếp theo. Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những giải pháp hiệu quả của ngành Nông nghiệp Thủ đô là tập trung khảo nghiệm, thử nghiệm, chọn lọc đưa các giống cây trồng, vật nuôi, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

3 năm trước

Quảng Ngãi: Nắng hạn cỡ nào mà ngân sách chi tiền tỷ để đào giếng lấy nước cho dân dùng?

Trước tình trạng nắng nóng khốc liệt kéo dài nhiều tháng qua, dẫn đến hàng loạt giếng nước sinh hoạt tại nhiều khu dân cư trơ đáy, vì vậy chính quyền thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã chi ngân sách hơn 2 tỷ đồng để khoan giếng, lấy nước sinh hoạt cho người dân địa phương này

3 năm trước

Sản xuất nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch

Sáng 2.7, HTX Chế tác đá hoa cương Bảo Thắng Phù Mỹ (xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ) tổ chức lễ khánh thành một số công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững và trụ sở mới của HTX.

3 năm trước

Tổng Công ty CP Vật tư nông nghệp Nghệ An: Nhà đầu tư chiến lược của nhiều đơn vị

Sau cổ phần hóa, Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An là đơn vị hiếm hoi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giữ vững thương hiệu, phát triển mạnh mẽ và thâu tóm nhiều công ty khác.

3 năm trước

Rừng Mồng Gà tơi tả sau 2 đêm bùng cháy

Đám cháy rừng Mồng Gà xã Sơn Trà, huyện Hương Trà lan rộng và bùng phát giữ dội bất chấp nỗ lực chữa cháy suốt đêm của hàng trăm người.

3 năm trước