Hàng tạm nhập tái xuất, không đi vào nội địa sao thu phí cảng biển?

2 năm trước Nguồn: Báo Giao Thông

Hiệp hội Visaba cho rằng hàng quá cảnh, chuyển tải chỉ luân chuyển trong khu vực nội bộ cảng nên đóng phí hạ tầng là không hợp lý.

Hàng tạm nhập tái xuất, không đi vào nội địa sao thu phí cảng biển? 1

Hiệp hội Visaba cho rằng hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh chỉ lưu thông trong nội bộ cảng, nên việc thu phí hạ tầng cảng biển là không hợp lý.

Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (Visaba) đã có văn bản gửi HĐND TP.HCM về kiến nghị không thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng chuyển tải đi Campuchia và các địa phương trong cả nước.

Theo Visaba, hàng quá cảnh, chuyển tải chỉ luân chuyển trong khu vực nội bộ cảng và chuyển đi hầu hết bằng đưởng thủy, không gây ùn tắc giao thông đường bộ. Vì vậy, việc hàng quá cảnh, chuyển tải phải đóng thêm phí hạ tầng cảng biển là không hợp lý, làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp, nảy sinh tình trạng phí chồng phí.

Vào tháng 12/2020, HĐND TP.HCM đã có nghị quyết về ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM. Mục đích của việc thu phí này là để có thêm nguồn kinh phí đầu tư cho hạ tầng cảng biển, cụ thể là những tuyến đường ra vào cảng đang quá tải.

Cụ thể, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/cont với container 40ft và 2,2 triệu đồng/cont với container 20ft.

Theo Visaba, việc tăng chi phí hạ tầng cảng biển cho hàng quá cảnh, chuyển tải sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiêp tại khu vực TP.HCM. Vì khi tăng chi phí, các hãng tàu sẽ cho hàng chuyển tải đến địa điểm khác hoặc thay đổi phương thức vận chuyển. Điều này gây thất thoát nguồn thu cho doanh nghiệp khai thác cảng, tăng chi phí logistics cho khách hàng và giảm nguồn thu cho ngân sách của Thành phố.

Cũng theo Visaba, hiện nay các nước trong khu vực và trên thế giới đều có chính sách khuyến khích để thu hút hàng quá cảnh, chuyển tải. Bởi hoạt động hàng hóa quá cảnh, chuyển tải mang lại cho các doanh nghiệp sở tại nguồn thu khi làm dịch vụ xếp dỡ, logistics để vận chuyển hàng đi nước thứ 3.

Tại các cảng biển khu vực TP.HCM hiện nay, hàng quá cảnh, chuyển tải đi Campuchia và Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, ĐBSCL… chiếm tỷ trọng cao và mang lại nguồn doanh thu lớn.

“Trong bối cảnh thời gian áp dụng quy định thu phí tại TP HCM đang cận kề (ngày 1/7/2021), Hiệp hội khẩn thiết kiến nghị quý cơ quan, ban ngành xem xét không thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng quá cảnh, chuyển tải đi Campuchia và các địa phương trong cả nước. Điều này cũng phù hợp với chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh do tác động kéo dài của dịch Covid-19”, đại diện hiệp hội Visaba kiến nghị.

Trước đó, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VASEP) cũng có kiến nghị tạm dừng thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19. Trao đổi với Báo Giao thông, ông Bùi Hoà An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết đã nắm thông tin về việc một số Hiệp hội Logistic kiến nghị tạm dừng thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM. Tuy nhiên, việc này không thể tạm dừng được. Ông An lý giải việc thu phí hạ tầng cảng biển là làm theo quy định của Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua và đã có hiệu lực từ năm 2017, giờ Thành phố mới triển khai là đã chậm so với quy định của Luật.

Sản lượng hàng hoá qua theo dõi từ năm 2019 thông qua các cảng tại TP.HCM tiếp tục gia tăng, trong năm 2020 tình hình dịch bệnh nhưng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu cũng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp cũng không khó khăn. Vì vậy không thể lấy lý do dịch bệnh để trì hoãn.

Hơn nữa, theo Nghị quyết của HĐND thành phố dự kiến lúc đầu là thu từ 1/1/2021, nhưng cũng vì chia sẻ với doanh nghiệp, thành phố đã lùi lại đến 1/7. Trước khi trình HĐND Thành phố thông qua, Sở cũng đã lấy ý kiến của các Hiệp hội doanh nghiệp.

Cũng theo ông An, hàng tạm nhập tái xuất cũng sử dụng hạ tầng cảng biển, đường giao thông, gồm cả đường bộ, đường thuỷ. Hàng năm ngân sách thành phố phải bỏ ra một khoản rất lớn để duy tu đường thuỷ, vì vậy cần có thêm nguồn thu để tiếp tục duy tu, đầu tư.

Riêng đối với hàng tiêu thụ nội địa, do thấy khó khăn bởi ảnh hưởng của Covid-19, trong Nghị quyết HĐND đã quyết định chưa thu với loại hàng hoá này.

Hoàn thành nạo vét khu bến Lạch Huyện, sẵn sàng đón tàu lớn

Độ sâu luồng và khu nước trước bến cảng Lạch Huyện hiện tại đáp ứng cho việc tiếp nhận tàu có trọng tải đến 145.000 DWT vào rời bến cảng.

8 tháng trước

Vì sao hai liên danh không trúng gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành?

Ngoài công bố đơn vị trúng thầu, ACV cũng thông tin về hai liên danh nhà thầu trượt gói thầu gần 35.000 tỷ đồng nhà ga sân bay Long Thành.

8 tháng trước

Chuyện “gõ cửa từng nhà” để dân nhường đất làm sân bay Long Thành

Cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống huyện, xã, ấp tại Đồng Nai đã cùng gõ cửa từng nhà, vận động người dân sớm di dời, nhường đất phục vụ dự án.

8 tháng trước

Hơn 410 nghìn khách qua sân bay Nội Bài 4 ngày nghỉ lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, sân bay Nội Bài dự kiến sẽ đón 410 nghìn lượt khách.

8 tháng trước

Xây dựng phương án chạy chung tàu đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia

Bộ GTVT yêu cầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng phương án chạy tàu chung đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia khu vực Hà Nội.

8 tháng trước

Vietur chính thức trúng gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ

Sau thời gian chấm thầu, đến nay gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ chính thức về tay liên danh nhà thầu Vietur.

8 tháng trước

Thu không đủ chi, nhiều trung tâm đăng kiểm nguy cơ đóng cửa

Lượng xe đăng kiểm sụt giảm nghiêm trọng, trong khi giá dịch vụ kiểm định đã không đổi 10 năm qua khiến nhiều trung tâm đăng kiểm lao đao.

8 tháng trước

Người dân thích thú trải nghiệm xe đạp công cộng ở Hà Nội

Ở các điểm cho thuê xe đạp công cộng trong ngày đầu Hà Nội tổ chức thí điểm đã thu hút đông người dân biết tới và sử dụng.

8 tháng trước