Hà Nội yêu cầu xử phạt ngay người không đeo khẩu trang nơi công cộng

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Ông Phạm Thanh Học - phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - nhận định với những người không đeo khẩu trang nơi công cộng, cần xử phạt ngay và cần truyền thông để mỗi người dân tự chống dịch, bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và cộng đồng.

Hà Nội yêu cầu xử phạt ngay người không đeo khẩu trang nơi công cộng - Ảnh 1.

Một nhà hàng trên phố Nguyễn Phong Sắc bắt đầu thực hiện việc đo thân nhiệt, giãn cách 1m... theo chỉ thị của TP Hà Nội - Ảnh: DANH TRỌNG

"Hiện nay, trong dân đã xuất hiện tâm lý chủ quan, việc tự giác phòng chống dịch không tốt như giai đoạn trước, thậm chí lơ là, không đeo khẩu trang", ông Học phát biểu vào ngày 18-8 về việc triển khai công điện chống dịch COVID-19 của Hà Nội, đặc biệt là việc chấp hành giãn cách tại các hàng quán.

Phớt lờ khẩu trang

Ngay trong ngày 18-8, ghi nhận tại các hàng quán, một số công viên ở Hà Nội cho thấy rõ sự chủ quan trong phòng chống dịch, nhiều người vẫn không đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần.

Tại vườn hoa Lê Nin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình), dù TP Hà Nội đã yêu cầu người dân thực hiện đeo khẩu trang tại nơi công cộng nhưng tại đây vẫn có rất nhiều người thoải mái ngồi chơi cờ, cự ly rất gần nhau nhưng không đeo khẩu trang. 

Đáng lưu ý, có cả những người cao tuổi, trường hợp cần phải "phòng vệ" cao trong phòng chống dịch COVID-19, nhưng cũng không đeo khẩu trang.

Tại các quán ăn, quán nhậu dọc các con phố như Trần Thái Tông, Nguyễn Phong Sắc, Láng, Nguyễn Văn Huyên... đã thưa khách. Các quán nhậu cũng đã chủ động biện pháp phòng dịch như yêu cầu toàn bộ nhân viên đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch khử khuẩn, kê bàn ghế theo khoảng cách an toàn. 

Tuy nhiên tại nhiều quán cà phê, khách hàng vẫn thoải mái ngồi ở cự ly rất gần nhau, gần như không đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc gần, còn bàn ghế vẫn kê rất gần, thậm chí vẫn sử dụng bàn nhỏ nhưng có tới 3-4 người ngồi quanh.

Nhiều nơi giảm 50% bàn ghế

Hà Nội vừa chỉ đạo các quận huyện, thị xã yêu cầu các nhà hàng ăn uống, quán cà phê từ 0h ngày 19-8 thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 1m, khuyến khích có vách ngăn giữa các chỗ ngồi, nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình phục vụ, tổ chức đo thân nhiệt cho khách, thực hiện sát khuẩn tay, lau rửa bề mặt các vật dụng thường xuyên tiếp xúc.

Anh Ngô Văn Thi, quản lý của một nhà hàng trên đường Nguyễn Phong Sắc, cho biết từ khi biết thông tin UBND TP Hà Nội yêu cầu các hàng quán đo thân nhiệt, giãn cách 1m từ 0h ngày 19-8, ngay từ ngày 18-8 nhà hàng của anh đã bắt tay vào chuẩn bị và thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19. 

"Nhà hàng chúng tôi đã kê các bàn cách nhau từ 1,7m trở lên, cắt giảm đi 50% số lượng bàn ghế. Còn nhân viên đều bắt buộc phải đeo khẩu trang và miếng chắn bọt bắn suốt giờ làm. 

Chúng tôi yêu cầu tất cả khách đi vào một cổng và trước cổng đặt bàn để nước sát khuẩn để khách vào rửa tay. Ngoài ra, chúng tôi còn bố trí nhân viên đứng đo thân nhiệt cho khách. Khi khách đến, chúng tôi sẽ đi từng bàn nhắc nhở khách ngồi giãn cách 1m" - anh Thi cho biết.

Cũng theo anh Thi, so với thời điểm trước lúc có dịch, lượng khách hàng giảm 2/3, lượng khách ít hơn hẳn so với trước vì tâm lý người dân sợ tụ tập đông dễ lây bệnh.

Kêu gọi người già, người bệnh nền ở trong nhà

Ngày 18-8, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý - trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội - ký công điện yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19.

Theo công điện, dù các ca nhiễm trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát, khoanh vùng dập dịch, truy vết nhưng người dân đang có tâm lý chủ quan so với đợt dịch lần trước.

Ông Quý khẳng định phải quyết liệt truyền thông, vận động người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tụ tập quá 30 người tại nơi công cộng.

"Các trường hợp mắc bệnh mãn tính, người có nguy cơ cao, người cao tuổi không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết" - ông Quý kêu gọi.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

5 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước